Sign In

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thảinguy hại.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 1993;

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chứcbộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 155/1999/QĐ- TTG ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủvề việc ban hành Quy chế quản chất thải nguy hại;

Sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Xây dựng;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Môi trường,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này bản hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguyhại.

Điều 2.Quyết đinh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3.Các Bộ, ngành Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cáctổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

HƯỚN DẪN KỸ THUẬT CHÔN LẤP CHẤT THẢI NGUY HẠI

(ban hành kèm theo Quyết định số 6012002/ QĐ BKHCNMTcủa Bộ trưởng Bộ khoa học, Công

nghệ và môi trường).

PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu tổng quan và tài liệu hướng dẫn.

Thựchiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường quy định tại Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủquy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ náy cản Bộ Khoa học, Công nghệ vàMôi trường. Để đáp ứng nhà cầu bức thiết trong tình hình hiện nay về thiết kế,xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại nhằm hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại, hướng dẫn này bao gồm6 phần như sau:

Phần1. Giới thiệu tổng quan.

Phần2. Các loại chất thải nguy hại không được phép chôn trực tiếp vào bãi bôn lấpchất thải nguy hại.

Phần3. Lựa chọn địa điểm, thiết kế và xây dựng bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

Phần4. Vận hành và quan trắc.

Phần5. Giai đoạn đóng bãi và sau đóng bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

Phần6. Các nội dung cần thực hiện dự án bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

Hướngdẫn này cung cấp những nguyên tắc; phương pháp luận và những chỉ tiêu tối thiểunhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác hại của chất thải nguy hại đốn với sứckhỏe cộng đồng và mới trường; cung cấp phương pháp tiếp cận mang tính tổng thểvà linh hoạt đối với bãi chôn lấp chất thải nguy hại hợp vệ sinh theo yêu cầukỹ thuật của hướng dẫn này vào từng địa bàn cụ thể của phương.

1.2.Tổng quan về hệ thống quản lý chất thải nguy hại.

1.2.1.Quản lý chất thải nguy hại: Toàn bộ giai đoạn của hệ thống quản lý chất thảinguy hại trên được thể hiện trên Hình 1.

Hình 1: Sơ đồ hệ thống quản lý xử lý chất thải nguy hại

 

 

12.2 Những tác động tiêu cực tới môi trường do bãi chôn lấp chất thảinguy hại gây ra.

Tàiliệu hướng dẫn này chủ yếu đề cập đến giai đoạn thứ 5, giai đoạn thải bỏ chấtthải. Cụ thể hơn là thải bỏ cặn từ các quátrình xử lý khác nhau bằng phương pháp chôn lấp: Qúa trình chôn lấp và nhữngtác động tiêu cực tiềm tàng của bãi chôn lấp chất thải nguy hại tới môi trườngvà sức khỏe con người được thể hiện ở Hình 2

 

 

 

TừHình 2 cho thấy những tác động của bãi chôn lấp chất thải nguy hại tớimôi trường. Những tác động này bao gồm:

Khíđộc, mùi hôi thối thoát ra môi trường.

Bụiphát thải trong quá trình vận chuyển, chôn lấp chất thải nguy hại vào bãi chônlấp.

Ônhiễm đất, nước mặn, nước ngầm do rò rỉ nước rác.

Khảnăng tiếp xúc trực tiếp của công nhân làm việc tại bãi chôn lấp.

Ônhiễm môi trường, người báo động trong khu vực bãi chôn lấp.

Tácđộng tới cảnh quan môi trường, xã hội.

Đặcbiệt với những tác động tiềm tàng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường, cầnphải hết sức chú trọng nghiên cứu giảm thiểu nguy cơ rò rỉ các chất độchại ngay từ khâu lựa chọn địa điểm đến thiết kế, xây dựng, vận hành vàđóng bãi chôn lấp.

Phần 2

CÁC CHẤT THẢI NGUY HẠI KHÔNG ĐƯỢC.

PHÉP CHÔN TRỰC TIẾP VÀO BÃICHÔN LẤP CHẤTTHẢI NGUY HẠI

Hướng dẫn 1 cho Phần 2:

Cácchất thải nguy hại được phép chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại đượcquy định tại Quy chế Quản lý chất thải nguy hại (ban hành kèm theo Quyết địnhsố 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ)

Cácchất thải dưới đây bị cấm chôn lấp trực tiếp tại các bãi chôn lấp:

Dungdịch hoặc vật liệu chứa chất lỏng:

Baobì rỗng trừ khi đã được ép, Cắt nhỏ hoặc các biện pháp tương tự nhằm giảm thểtích. Chất có thể gây nổ, chất rắn dễ bắt cháy các chất có thể phản ứngvới nước các chất oxy hóa và peroxit hữu cơ.

Cácloại chất thai dạng lỏng nêu trên chỉ được chôn lấp khi đã:

Áp dụng các biện pháp loại chấtlỏng ra khỏi chất thải hoặc sử dụng phương pháp hóa rắn chất lỏng.

Đốivới các chất thải có đặc tính dễ cháy, nổ các chất có thể cháy đồng thời hoặcdễ phản ứng với nước, các chất oxy hóa hoặc peroxit hữu cơ cần tham khaovề tên và tiêu chuẩn quy định đã được liệt kê trong hệ thống phân loạichất thải nguy hại của Việt Nam, hoặc trong Phụ lục 1 của Công ước Basel(ứng với các loại chất thải ký hiệu quốc tế H.1, H.3, H.1, H4.3, H5.1. H5.2).

Hướng dẫn 2 cho Phần 2:

Đốivới các chất thải có chứa thành phần chất hữu cơ nguy hại, đặc biệt làchất hữu cơ halogen hóa thì cần xem xét để xác định ngưỡng nồng độ tối đa chophép chôn lấp trực tiếp.

Vềđịnh nghĩa và ngưỡng nồng độ của thành phần chất hữu cơ nguy hại có trong chấtthải được xem là chất thải nguy hại, tham khảo trong hệ thống phân loại chấtthải của Việt Nam tại phần phủ lục về danh mục A của hệ thống phân loại, loại A3và A4.

Hướng dẫn 3 cho Phần 2:

Khôngđược pha loãng hoặc trộn lẫn chất thải nguy hại với chất khác chỉ nhằm mục đíchđạt được nồng độ giới hạn nêu trong Hướng dẫn 2 cho Phần II. Chất thải nguy hạitrước khi chôn lấp phải được xử lý và/hoặc ổn định hóa bằng những kỹ thuật phùhợp nhất đã được kiểm chứng nhằm giảm tối đa khả năng rò rỉ các chất ô nhiễm nhiễm và môi trường hoặckhi hệ thống bảo đảm an toàn của bãi chôn lấp bị trục trặc. Các giải pháp quảnlý và kỹ thuật này bao gồm:

Giảmkhối lượng chất thải tại nguồn bằng những biện pháp cải tiến quy trình sảnxuất;

Thuhồi, quay vòng và/hoặc tái sử dụng các thành phần chất thải;

Phântách các pha lỏng rắn bằng phương pháp hóa lý hoặc các giải pháp khử độc;

Xửlý các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bằng phương pháp sinh học;

Hóarắn, ổn định hóa để biến đổi chất thải nguy hại dạng lỏng thành dạng rắnhoặc thành chất thải không gây phản ứng với môi trường xung quanh;

Xửlý bằng nhiệt để phá hủy chất thải hữu cơ

Nênsử dụng các khuyến nghị đã nêu trong hệ thống phân loại chất thải nguyhại để lựa chọn giải pháp công nghệ thích hợp để xử lý các chất thải nguy hạikhác nhau: Những hướng dẫn chi tiết để áp dụng nhũng công nghệ này có thể tham khảo trong các tài liệu hướngdẫn kỹ thuật riêng về hóa rắn, xử lý hóa - lý, xử lý sinh học hoặc thiêu đốt.

Hướng dẫn 4 cho Phần 2:

Chấtthải nguy hại phải được xử lý bằng những công nghệ hiện có phù hợp với từngloại chất thải cũng như phải phù hợp với các giai đoạn chôn lấp.

Phần 3

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM, THIẾT

KẾ VÀ XÂY DỰNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI NGUY HẠI

3.1.Lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

3.1.1. Các yêu cầu khi lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp. Việc lựa chọnđịa điểm bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần phải đạt được các yêu cầu sau: Địađiểm bãi chôn lấp phải được xác định căn cứ theo quy hoạch xây dựng đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Bãichôn lấp phải đủ diện tích, thể tích đáp ứng lượng chất thải nguy hại phát sinhtrong tương lai, tất nhất diện tích của bãi đáp ứng yêu cầu chôn lấp chất thảinguy hại tối thiểu từ 15- 20 năm trong vùng quy hoạch.

Địađiểm chôn lấp phải có các điều kiện tự nhiên thích hợp để hạn chế các tác độngtiêu cực tới môi trường trong quá trình xây dựng, vận hành và đóng bãi.

Khilựa chọn địa điểm bãi chôn lấp cần phải chú ý đến các yếu tố địa lý tự nhiên,đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn địa chất công trình văn hoá, xã hội, luậtđịnh của địa phương, Nhà nước; ý kiến cộng đồng; khoảng cách vận chuyển chấtthải, di tích lịch sử, cảnh quan, du lịch.

Hướng dẫn cho Mục 3.1.1:

Trongquá trình lựa chọn vị trí bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần phải xem xét vàtính đến các yếu tố Quy hoạch sử dụng đất, quy mô, thời gian hoạt động của bãichôn lấp; các đặc điểm địa lý tự nhiên, đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn,địa chất công trình; các yếu tố sinh học, kinh tế - xã hội, ý kiến cộng đồng;khoảng cách vận chuyển chất thải, các, yếu tố cảnh quan, an ninh, quốcphòng...

3.1.2.Lựa chọn mô hình bãi chôn lấp.

nhiều mô hình khác nhau chothiết kế và xây dựng bãi chôn lấp chất thải nguy hại (xem hình 3), có thể gồm:

Bãichốn lấp nổi: là bãi chôn lấp được xây nổi trên mặt đất, những nơi có địa hìnhbằng phẳng hoặc không dốc lắm, chất thải chôn lấp theo thiết kế sẽ tạo nên địahình dương.

Bãichôn lấp chìm: là loại bãi mà các chất thải nguy hại được chôn chìm dưới mặtđất.

Bãichôn lấp kết hợp chìm nổi: là loại bãi xây dựng nửa chìm, nửa nổi. Chất thảinguy hại không chỉ được chôn lấp đầy hố, hào mà sau đó tiếp tục được chôn lấptheo chiều cao của thiết kế.

Mỗimô hình chôn lấp đều có ưu nhược điểm khác nhau, nhưng phải tùy thuộc vào đặcđiểm của từng khu vực để lựa chọn. Khi muốn lựa chọn một mô hình chôn lấp chophù hợp, cần đồng thời phải cân nhắc đến các yếu tố sau:

Loạivà lượng chất thải nguy hại.

Địahình.

Diệntích khu đất cho phép.

Địatầng và tính thấm của đất đá.

Chiềusâu và độ dốc của mực nước ngầm.

Sựsăn có các nguyên liệu hợp lý.

Khảnăng kiểm soát nguy cơ rò rỉ chất thải.

Cảnhquan khu vực.

Hướng dẫn cho Mục 3.1.2

Hiệnnay có nhiều mô hình bãi chôn lấp chất thải nguy hại khác nhau (bãi chôn lấpnổi bãi chôn lấp chìm, bãi chôn lấp nửa chìm, nửa nổi...), việc lựa chọn môhình chôn lấp nào thì cần phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố loại và lượngchất thải nguy hại, địa hình, diện tích khu chôn lấp, địa tầng và tính thấm củađất đá, chiều sâu và độ dốc mực nước ngầm, các nguyên vật liệu sẵn có, khả năngkiểm soát nguy cơ rò rỉ chất thải và cảnh quan của khu vực

3.1.3.Lựa chọn phương án chôn lấp.

Đốivới mỗi loại mô hình có thể lựa chọn các phương án chôn lấp sau: Phương án ô chôn lấp:

Bãichôn lấp có thể được chia thành nhiều ô khác nhau để chứa chất thải nguy bại.Các ô chôn lấp này có thể có dạnghình vuông với tỷ lệ chiều dài và chiều rộng khoảng 1 : 1 . Mỗi ô có thể chôn lấp theo công suấtđược thiết kế, và chôn lấp chất thải theo hình thức cuốn chiếu, vì vậy thờigian hoạt động của từng ôsẽ ngắn so vớitoàn bộ thời gian hoạt động của bãi chôn lấp.

Phươngán hào chôn lấp: Chất thải nguy hại được chôn lấp tại các hào với tỷ lệ chiềudài lớn hơn chiều rộng, mỗi hào có thể chôn lấp lượng chất thải theo công suấtđược thiết kế. Không giống ô chônlấp, hào chôn lấp liên tục được phát triển với những hoạt động mở hào, đổ thải,đóng hào một cách đồng bộ khi chất thải được chôn lấp vào hào. Thời gian hoạtđộng của hào chôn lấp dài hơn ô chônlấp, thường hàng tháng đến hàng năm. Chiều dài của hào chôn lấp bị hạn chế bởikích thước của bãi chôn lấp.

Phươngán khu chôn lấp:

Làbãi chôn lấp được phát triển hết diện tích hiện có của bãi. Khu chôn lấp cũng phát triển liên tục vớinhững hoạt động mở, đổ thải và đóng khu. Khu chôn lấp được phát triển theo hướngnày đến khi hết diện tích sử dụng của bãi chôn lấp.

Phươngán phát triển khu chôn lấp có ưu điểm tận dụng được diện tích sử dụng hơn hàovà ô chôn lấp, song lại khó khăn bảoVệ môi trường trong qúa trình vận hành bãi và đầu tư ban đầu lớn

Phươngán ô và hào chôn lấp thuận lợi trongviệc đầu tư vốn ban đầu nhưng hạn chế việc tận dụng hết diện tích của bãi chônlấp. Vì vậy, việc lựa chọn và phát triển theo phương án nào cho thích hợp làtùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng bãi chôn lấp, như lượng chất thải nguyhại thải bỏ hàng ngày, điều kiện tự nhiên (khí hậu thời tiết, địa hình, địachất thủy văn, địa chất công trình), điều kiện kỹ thuật bảo vệ môi trườngvà khả năng đầu tư ban đầu.

Hướng dẫn cho Mục 3.1.3:

Việcchôn lấp chất thải nguy hại tại bãi có thể được thực hiện theo các phương ánkhác nhau, như ô chôn lấp, hào chôn lấp và khuchôn lấp.

Việclựa chon và phát triển theo phương án nào là tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể củatừng bãi, vào điều kiện kỹ thuật.

3.1.4.Quy mô, diện tích bãi chôn lấp.

Quymô, diện tích bãi chôn lấp chất thải nguy hại được xác định trên các cơ sở:

Lượngchất thải nguy hại phát sinh hiện tại và tương lai

Khảnăng tái sử dụng, xử lý chất thải nguy hại trước khi chôn lấp.

Quyhoạch sử dụng đất.

Tỷlệ diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: Đường, đê kè, nhà kho, sân bãi, xưởng, hệ thống thoát nước,dẫn nước, vành đai bảo vệ vùng đệm và các công trình phụ trợ khác thườngchiếm khoảng 15 5% tổng diện tích bãi.

Hướng dẫn cho Mục 3.1.4:

Quymô và diện tích của bãi chôn lấp chất thải nguy hại có thể khác nhau, nhưng phảiđảm bảo chôn lấp toàn bộ chất thải nguy hại trong một vùng hay một khu vực nàođó theo công suất thiết kế. Việc xác định quy mô và diện tích của một bãi chônlấp chất thải nguy hại cần dựa trên các cơ sở: lượng chất thải nguy hại phátsinh hiện tại và tương lai, khả năng tái sử dụng và xử lý chất thải nguy hại trướckhi thải bỏ và quy hoạch sử dụng đất.

3.1.5. Cácbước lựa chọn bãi chôn láp. Việc lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải nguyhại thường được chia thành 4 bước:

Bướcl:

Thuthập các tài liệu khí hậu, địa hình, địa chất thủy văn, địa chất công trình, cơsở hạ tầng..., các thông tin liên quan đến yêu cầu của bãi chôn lấp chất thảinguy hại như loại và lượng chất thải nguy hại hiện có và phát sinh trong tươnglai; thời gian hoạt động của bãi chôn lấp; các quy định khác về mức độ điều trađối với bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

Bước2: Phân tích các tài liệu liên quan, tham khảo quy hoạch sử dụng đất của Trung ươngvà địa phương, nghiên cứu đề xuất một số địa điểm thích hợp. Xem xét các yếu tốliên quan như địa lý tự nhiên, địa chất thủy văn, địa chất công trình, kinh tế- xã hội cần có sự tham gia của các ngành liên quan và có ý kiến củacộng đồng.

Bước3:

Tiếnhành điều tra khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, địa chất công trình và các yếu tố liên quan khác tại cácđịa điểm đề xuất lựa chọn.

Bước4:

Phântích, đánh giá so sánh các điều kiện, yếu tố để đưa ra quyết định cuối cùng choviệc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp chất thải nguy hại là tối ưu nhất.

Hướngdấn cho Mục 3.l.5

Việclựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần tuân thủ các bước từ khâuthu thập tài liệu đến khâu khảo sát địa hình, địa chất thủy văn, địa chất côngtrình và đưa ra kết luận cuối cùng. Vị trí bãi chôn lấp chất thải nguy hại đượclựa chọn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, an toàn cho sức khỏe con người và môitrường một cách tối ưu nhất.

3.2. Thiết kế và xây dựng bãi chôn lấp chất thải nguy hại:

3.2.1.Xem xét thiết kế.

Bãichôn lấp chất thải nguy hại là nơi tiêu hủy cuối cùng, vì vậy phải thiết kếtheo tiêu chuẩn quy định thuận tiện cho việc kiểm soát được mọi sự cố rò rỉchất thải nguy hại ra môi trường xung quanh trong suốt quá trình vận hành, đóngbãi và sau đóng bãi.

Hiệnnay có 2 xu hướng trong thiết kế:

Xuhướng thứ nhất là đảm bảo an toàn về môi trường trên cơ sở sử dụng các điềukiện tự nhiên, nghĩa là lựa chọn các địa điểm có các điều kiện tự nhiên thuậnlợi như đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn địa chất công trình phù hợp, cókhả năng hạn chế tốt nhất sự rò rỉ, phát tán của chất thải ra môi trường. Nhưvậy, sẽ bớt các chi phí khi xây dựng bãi, có thể giảm nhẹ hoặc loại bỏ công tácbảo dưỡng bãi chôn lấp.

Xuhướng thứ hai là sử dụng các ô chôn lấp đúc sẵn, nghĩa là dùng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ xây dựngcác ô chứa chất thải nguy hại bao gồmlớp lót đáy và thành, hệ thống thu gom nước rò rỉ và hệ thống phát hiện thấm.

Dùthực hiện theo xu hướng nào thì điều quan trọng là phải có những thông tinchính xác về đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn, địa chất công trình của bãiChôn lấp chất thải nguy hại.

Hướng dẫn cho Mục: 3.2.1:

Khixem xét thiết kế cần lập một bản đánh giá hoàn chỉnh vị trí bãi chôn lấp chất thải nguy hại (ví dụ: đặc điểmđịa hình, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khí hậu...), trong đó bao gồmcả mô hình, phương án chôn lấp chất thải nguy hại, các trạm quan trắc nhằm kiểmsoát được mức độ rò rỉ chất thải ra môi trường xung quanh.

3.2.2.Mặt bằng và an ninh.

Căncứ quy hoạch bãi chôn lấp chất thải nguy hại trên mặt bằng của bãi chôn lấp cầnchú ý đến các yếu tố như: địa hình, hướng gió, hướng dòng chảy mật, dòng chảyngầm, để bố trí các ô, hào hoặc các khu chôn lấp phù hợp với diện tích đã tínhtoán, các công trình phụ trợ: nhà xưởng, nhà kho, khu vệ sinh, khu xử lý, khukiểm tra, khu vực điều hành, khu thí nghiệm, khu bảo vệ; đường nội bộ, hệ thốngchiếu sáng, hệ thống cây xanh, vùng đệm.... Diện tích bố trí các côngtrình phụ trợ có thể chiếm 15 + 50% tổng diện tích bãi chôn lấp chấtthải nguy hại (có thể tham khảo Hình 4).

Cácđường tiếp cận bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần phải được kiểm soát chặtchẽ.

Nhữngngười không phận sự không được vào bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Đường vàovà ra bãi đều phải qua một cửa kiểm soát duy nhất để xuất trình giấy tờ, kiểmtra, và làm các thủ tục hành chính khác.

Cầnphải lắp đặt hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn và đèn hiệu để hướng dẫn các luồnggiao thông ra vào bãi.

Cầncó một vùng đệm thích hợp xung quanh đường biên của bãi. Trong ống đệm có thểtrồng cây hoặc có gờ chắn đóng vai trò màn chắn tầm nhìn hoặc cách âm, đồngthời cũng đóng vai trò đường biên an toàn trong trường hợp có sự cố rò rỉ chấtthải. Chiều rộng của ống đệm và màn chắn (tầm nhìn/tiếng ồn) có thể khác nhau,tùy thuộc vào hiện trạng sử dụng đất của khu vực lân cận, đồng thời phải đápứng được vai trò thực tế của vùng đệm đối với bãi chôn lấp chất thải nguy hại.Nên lựa chọn loại cây có tán rộng, ít rụng lá, xanh quanh năm. Chiều cao củacây tính toán tối thiểu bằng chiều cao của bãi chôn lấp và phải che được tầmnhìn từ bên ngoài vào bãi, chiều rộng của vùng đệm không nên nhỏ hơn 20m.

Bãichôn lấp chất thải nguy hại cần có hệ thống bảo vệ vòng ngoài để ngăn không chonhững người không có nhiệm vụ hoặc gia súc, động vật hoang dã vào bãi.

Hướng dẫn cho Mục 3.2.2:

Khithiết kế mặt bằng bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần lưu ý đến các yếu tố vậtlý (địa hình, hướng gió, hướng dòng chảy, đường tiếp cận, cảnh quan....).

Xungquanh bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần bố trí một vùng đệm thích hợp đóngvai trò là màn ngăn tầm nhìn, tiếng ồn và cho phép thực hiện những côngviệc cần thiết khi có sự cố rò rỉ chất gây ô nhiễm. Chiều rộng của vùng đệm phải đảm bảo để thực hiện những côngviệc trên và không được nhỏ hơn 20 m.

Cầncó một hệ thống bảo vệ tối thiểu thích hợp. Tùy thuộc vào điều kiện an toàn củamỗi bãi mà áp dụng, bố trí các biện pháp an ninh phù hợp.

3.2.3.Các hạng mục công trình.

Cáchạng mục công trình và trang thiết bị trong bãi chôn lấp chất thải nguy hại baogồm:

Khunhà hành chính.

Phòngthí nghiệm

Khutắm và vệ sinh cho nhân viên. .

Phòngăn trưa.

Nhàkho.

Nhàxưởng bảo dưỡng thiết bị.

Hàngrào bảo vệ.

Trạmcân.

Hệthống bảo vệ.

Trạmrửa xe.

Hệthống đường nội bộ

Hệthống thu gom xử lý nước rác và khí thải.

Hệthống cấp nước.

Hệthống thoát nước.

Hệthống thông tin liên lạc.

Nhàxe, các thiết bị chuyên dụng.

Hệthống cây xanh.

Khuchứa đất, vật liệu phủ và đóng ô chôn lấp

Hệthống quan trắc, kiểm soát sự rò rỉ nước rác và khí thải.

Khobãi chứa chất thải nguy hại chờ xử lý.

Cácô, hào hoặc khu chôn lấp.

Hệthống hoặc công trình ngăn nước mặt.

3.2.3.1.Khu nhà hành chính.

Khunhà này là nơi làm việc của Ban giám đốc và các nhân viên hành chính quản lý vận hành bãi chôn lấp chất thảinguy hại, cần có phòng ăn trưa cho cán bộ công nhân viên, phòng thay đồ, nhàtắm cho cán bộ công nhân viên.

3.2.3.2.Phòng thí nghiệm.

Phòngthí nghiệm có đủ khả năng phân tích các chỉ tiêu cần thiết của chất thải sẽ đượcchôn lấp, cũng là nơi phân tích các mẫu quan trắc. Các chất thải của phòng thínghiệm cũng sẽ phải được xử lý như chất thải nguy hại, trừ khi chứng minh đượcchúng vô hại.

3.2.3.3.Khu vực tắm và vệ sinh cho nhân viên.

Khunày phải được phân chia thành hai nơi tách biệt: Khu "bẩn" và khu"sạch". Theo cách này, quần áo của nhân viên bị nhiễm bẩn được lưugiữ tách biệt với những loại quần áo khác.

Nướctắm và nước giặt quần áo được tách biệt và xử lý như chất thải nguy hại, trừkhi chứng minh được chúng vô hại.

3.2.3.4.Phòng ăn trưa.

Phòngăn phải được thiết kế đảm bảo cho cán bộ công nhân viên và khách có thể ăn uốngtrong môi trường sạch sẽ. Công nhân viên vừa từ khu hoạt động của bãi chôn lấptrở về cần phải qua khu tẩy rửa riêng biệt trước khi vào ăn trưa.

3.2.3.5.Hệ thống nhà kho:

Trongbãi chôn lấp chất thải nguy hại có hệ thống nhà kho bao gồm các kho riêng biệt:kho chứa nhiên liệu phục vụ cho các máy móc, thiết bị hoạt động trên bãi và chocác phương tiện vận chuyển; kho chứa các trang thiết bị, dụng cụ thay thế khicác máy móc hoạt động trên bãi bị hỏng hóc.

3.2.3.6.Nhà xưởng bảo dưỡng thiết bị.

Phụcvụ cho việc duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị, máy móc bị hỏnghóc trong quá trình hoạt động tại bãi chôn lấp. Mọi trang thiết bị trước khi đưavào nhà xưởng đều phải được tẩy rửa sạch sẽ.

3.2.3.7.Hệ thống bảo vệ.

Hệthống bảo vệ bao gồm: tường rào, ranh (hào) ngăn động vật; biển báo và chỉ dẫn;hệ thống điện chiếu sáng; hệ thống phòng cháy, nổ; nhà trạm bảo vệ; chuông báođộng.

3.2.3.8.Trạm cân xe.

Trạmcân xe vào và ra để xác định lượng chất thải nguy hại được chôn lấp tại bãi.

3.2.3.9.Trạm rửa xe.

Tấtcả các xe, trang thiết bị vừa làm việc tại những khu hoạt động của bãi chôn lấpchất thải nguy hại đều được tẩy rửa trước khi ra khỏi bãi.

Nướcrửa xe cần được xử lý như chất thải nguy hại, trừ khi chứng minh được chúng vôhại.

3.2.3.10.Hệ thống giao thông trong bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

Hệthống giao thông trong khu vực này phải được xây dựng đảm bảo cho các loại xetrong bãi hoạt động thuận tiện, dễ dàng quay xe, tránh nhau.... Cấp đường phảitương thích với các loại xe vận chuyển và hoạt động trên bãi và phải tính đến ảnhhưởng cản các xe hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu. Có thể xem xét chọn phương án đổbê tông hoặc kiên cố hóa các tuyến đường dự kiến sẽ được sử dụng liên tục trongsuất thời gian vận hành của bãi chôn lấp. Cần có các biển báo hướng dẫn cho xechạy đúng tuyến quy định.

3.2.3.11.Hệ thống thu gom và xử lý nước rác rò rỉ.

Nướcrác rò rỉ từ các ôchôn lấp, từ hệthống thu gom nước rác rò rỉ cần được thu gom triệt để và đưa đến trạm xử lý.Trạm xử lý có thể được xây dựng trong bãi chôn lấp hoặc tại một nơi khác thíchhợp. Chất lượng nước sau xử lý chỉ được thải ra môi trường bên ngoài khi đạt tiêu chuẩn cho phép hoặc chứngminh được là vô hại. Các vật liệu, trang thiết bị thu gom xử lý nước rác phảiđảm bảo tính bền vững đối với các loại chất thải trong các điều kiện thời tiếtkhác nhau.

3.2.3.12.Hệ thống cấp nước.

Trongbãi chôn lấp cần thiết phải xây dựng hệ thống cấp nước phục vụ cho sinh hoạt,rửa xe, tưới cây và các mục đích khác. Cần tách riêng biệt thành hai hệ thốngcấp nước sinh hoạt và nước phục vụ cho các mục đích khác. Hệ thống cấp nướcsinh hoạt phải được thiết kế sao cho tránh được mọi ảnh hưởng của chất thảinguy hại dù bằng hình thức hay con đường nào.

Hệthống cấp nước có thể độc lập hoặc đầu tư chung với hệ thống cấp nước đô thị.Trong trường hợp cấp nước độc lập, tốt nhất nên sử dụng nước ngầm từ các lỗkhoan (nếu điều kiện địa chất thủy văn khu vực cho phép) và phải có hệ thống xửlý chất lượng nước đạt tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt. Nước cho sảnxuất (rửa xe, các trang thiết bị, tưới cây...) có thể sử dụng nguồn nước mặthoặc nước mưa, không đùng nước cấp cho sinh hoạt để làm vệ sinh xe, bãi....

3.2.3.13.Hệ thống thoát nước.

Cáchệ thống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước từ các hoạt động khác (rửaxe, nước rác từ phòng thí nghiệm...) sẽ được dẫn thoát theo các hệ thống riêngbiệt. Mỗi loại nước phát sinh từ bãi chôn lấp chất thải nguy hại sẽ được dẫn vềcác khu xử lý theo tính chất riêng của chúng (nước có tính nguy hại về khu vựcxử lý chất thải nguy hại; nước sinh hoạt về nơi xử lý theo công nghệ xử lý nướcsinh hoạt...vv).

3.2.3.14.Hệ thống thông tin liên lạc.

Cầntrang bị đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và nối mạng với bên ngoài đểchỉ đạo, nên thiết kế các hệ thống camera nối từ phòng điều hành với các bộ phận liên quantheo dõi các quá trình vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại, thông tin vớicác cơ quan bên ngoài khi cần thiết.

3.2.3.15.Nhà lưu giữ xe, trang thiết bị máy móc.

Saumỗi ngày làm việc, các loại xe trang, thiết bị máy móc cần được tập trung lưugiữ tại khu nhà riêng biệt. Khu nhà này cần bố trí thành các ngăn riêng, mỗingăn lưu giữ loại máy móc, thiết bị phù hợp, tránh hiện tượng để lộn gây khókhăn cho công việc hoạt động tiếp theo.

3.2.3.16.Hệ thống cây xanh.

Trongphạm vi bãi chôn lấp chất thải nguy hại nên bố trí một phần diện tích đất nhấtđịnh để trồng cây xanh. Diện tích cây xanh nên tập trung ở khu vực hành chính và tại cácdải phân cách giữa các khu vực trong bãi. Các loại cây cần được lựa chọn saocho phù hợp với điều kiện hoạt động của bãi chôn lấp, điều kiện thời tiết, đồngthời đảm bảo tăng phần mỹ quan của bãi chôn lấp.

3.2.3.17.Khu chứa đất và vật liệu phủ, đóng ô chôn lấp.

Tùytheo phương thức chôn lấp ở mỗibãi mà nên bố trí các khu chứa đất và vật liệu che phủ để phục vụ công tác đóngô chôn lấp hàng ngày hay hàngtuần.

Đấtvà vật liệu che phủ phải luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng tại bãi và phảiđảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế đối với bãi chôn lấp chất thải nguyhại.

3.2.3.18.Hệ thống quan trắc.

Baogồm các hệ thống quan trắc nước ngầm, nước mặt, khí rác và hệ thống phát hiệnsự rò rỉ của nước rác. Tùy theo điều kiện cụ thể địa hình, địa chất thủy văn,địa chất công trình và cấu trúc của từng bãi mà hệ thống này được bố trí một cách hợp lý nhất, phảiđảm bảo quan trắc và phát hiện kịp thời mọi sự rò rỉ của nước rác, sự bốc hơicủa khí độc.

3.2.3.19.Kho bãi chứa chất thải nguy hại chờ chôn lấp (điểm trung chuyển chất thải nguyhại tại bãi chôn lấp).

Cầnthiết kế và xây dựng điểm trung chuyển chất thải nguy hại trong bãi chôn lấp đểcho các trường hợp xe vận chuyển chất thải "ngoại vi"; sự cố tại ô chôn lấp;... các chất thải nguyhại này được lưu giữ tạm tại nơi trung chuyển và sẽ được chuyển tới các ô chôn lấp bằng xe chuyên dụng"nội bộ". Nền của các kho, bãi chứa chất thải nguy hại chờ chôn lấpphải được chóng thấm như ô chônlấp chất thải nguy hại.

3.2.3.20.Hệ thống hoặc công trình ngăn nước mặt.

Tạimỗi ô chôn lấp và toàn bộ bãi cần xâydựng các hệ thống hoặc công trình ngăn dòng mặt. Hệ thống này có thể là tườngchắn hoặc đê hoặc mương rãnh. Tùy điều kiện cụ thể của từng ô, bãi mà áp dụngxây dựng các hệ thống cho thích hợp.

Hướng dẫn cho Mục 3.2.3:

Cáccông trình và trang thiết bị trong bãi chôn lấp chất thải nguy hại gồm: Khu nhàhành chính nơi đặt văn phòng, một phòng thí nghiệm, khu vực tắm rửa cho côngnhân, một phòng ăn trưa; hệ thống cây xanh; hệ thống đường nội bộ; khu chứa đấtvà vật liệu che phủ đóng ô chônlấp; khu trung chuyển chất thải nguy hại trong bãi, ô chôn lấp; các thiết bị khácgồm: trạm cân xe, trạm rửa xe, xưởng bảo dưỡng, nhà kho, hệ thống thu gom và xửlý nước rác, hệ thống phát hiện nước rò rỉ; hệ thống cấp thoát nước; hệ thốnghoặc công trình ngăn nước mặt; hệ thống quan trắc giám sát môi trường; hệ thốngthông tin liên lạc; nhà lưu giữ máy móc, trang thiết bị sau mỗi ngày hoạt độngvà hệ thống bảo vệ.

Cầncó các quy định và biện pháp ngăn cản các chất bị nhiễm bẩn hoặc có nguy cơ bịnhiễm bẩn di chuyển ra ngoài bãi chôn lấp.

Bấtcứ chất thải lỏng bị .nhiễm bẩn hoặc có nguy cơ bị nhiễm bẩn nào sinh ra dohoạt động của bãi chôn lấp như: nước tắm, giặt của công nhân, nước rửa xe, nướcrác từ phòng thí nghiệm,... phải được tách riêng biệt và quản lý như chất thảinguy hại trừ khi chứng minh được chúng vô hại.

Cầnđảm bảo hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và ngoại vi nhằm ngoài việc chỉ đạo,kiểm soát quá trình vận hành trong bãi còn đảm bảo việc ứng cứu, xử lý cácthông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra trong bãi chôn lấp chất thải nguy hại..

3.2.4.Thiết kế xây dựng ôchôn lấp chất thảinguy hại.

(ôchôn lấp chất thải nguy hại ở đâyđược hiểu là ô chôn lấp độc lập hoặc một phâncủa hào hay một phần khu chôn lấp chất thải nguy hại.

3.2.4.1.Các yêu cầu chung.

a)Các tài liệu cơ bản khi thiết kế ô chôn lấp chất thải nguy hại chôn lấp chất thải nguy hại là côngtrình quan trọng nhất trong bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Đối với bãi chônlấp chất thải nguy hại phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, hạn chế được mọi sự ròrỉ chất thải nguy hại ra môi trường xung quanh, kể cả trong giai đoạn vận hànhlẫn giai đoạn đóng bãi và hậu đóng bãi. Các ô chôn lấp chất thải nguy hại (ô chứa chất thải nguy hại)dù được thiết kế theo phương thức nào (ô chôn lấp hay hào chôn lấp), dạng nào(chôn lấp chìm hay nửa chìm, nửa nổi) thì cũng cần có đầy đu các tài liệu cơbản sau:

Cáctài liệu về địa hình.

Cáctài liệu về khí hậu, đặc biệt là lượng mưa, cường độ mưa, lượng mưa lớn nhất trong ngày, gió, hướng gió,tốc độ gió, các diễn biến bất thường về thời tiết (bão, lốc, gió xoáy...).

Cáctài liệu về thủy văn: hướng dòng chảy mặt, mực nước, lưu lượng dòng chảy, thờigian xuất hiện dòng chảy. . . .

Cáctài liệu về đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn như hướng dòng ngầm, chiều sâuphân bế tầng chứa nước, chiều sâu mực nước và sự ben đổi theo mùa của nó, tìnhhình khai thác sử dụng nước ngầm.

Cáctài liệu về đặc điểm địa chất công trình, ngoài nghiên cứu tính chất cơ lý củađất đá, cần thiết phải xác định tính thấm nước và xây dựng bản đồ đắng hệ sốthấm ở độ sâu dưới đáy bãi chôn lấpchất thải nguy hại khi cần thiết.

b)Quản lý nước mặt chảy vào các ô chônlấp và bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Quản lý nước mặt chảy vào các ô chôn lấp và bãi chôn lấp chấtthải nguy hại một cách hợp lý là một yếu tố quan trọng cần được xem xét trongthiết kế và xây dựng bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

Cầncó những biện pháp phòng chống thích hợp để ngăn ngừa nước mặt có thể tràn vàokhu vực hoạt động của bãi chôn lấp. Trường hợp nước chảy tràn từ khu vực hoạtđộng của bãi chôn lấp ra ngoài cần được thu gom tách biệt, được phân tích và nếucần thiết phải xử lý và thải bỏ như chất thải nguy hại.

Trongcác bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần phải thiết kế và xây dựng hệ thống mươngrãnh xung quanh bãi chôn lấp để ngăn và thu gom không cho nước mặt ở xung quanh chảy vào bãi.

Trongtrường hợp chôn lấp nổi thì bắt buộc phải có đê bao quanh bãi và hệ thống thugom nước mặt không cho tràn ra bên ngoài.

Đốivới từng ô chôn lấp để ngăn chặn không chonước mặt chảy vào các ô, có thể áp dụng các biện pháp làm tường chắn hoặc đắpđê vây quanh ô chứa. Chiều cao và rộng của đê,tường chắn phải thiết kế đảm bảo sao cho cao hơn mực nước cao nhất có thể xảyra và đủ lực chống vỡ đê và nước mặt thấm qua thân tường chắn và đê

Cácrãnh, mương ngăn nước mặt tràn vào bãi và ra khỏi bãi phải được tính toán kỹ đểkhi mưa lớn nhất vẫn đủ khả năng thoát nước và bảo đảm bền vững của công trình,đồng thời cũng không thấm vào hoặc ra các ô chôn lấp.

c)Quản lý nước mưa vào các ô chônlấp.

Hiệnnay, diễn biến thời tiết rất phức tạp, lượng mưa và cường độ mưa ở Việt Nam biến đổi lớn theo cảkhông gian và thời gian. Nơi có lượng mưa lớn có khi đạt trên 500 mm trong mộtngày và có thể kéo dài liên tục trong nhiều ngày. Vì vậy việc hạn chế lượng nướcmưa vào các ô chôn lấp là rất quan trọng vàrất khó khăn, phức tạp.

Lượngnước mưa rơi trực tiếp xuống các ô chôn lấp sẽ tạo ra một lượng nước rác lớn cần được thu gom và xửlý.

Đểcó thể hạn chế nước mưa xâm nhập vào ô chôn lấp cần thiết kế xây dựng mái che phủ kín toàn bộ ô chôn lấp đang hoạt động đảm bảocho hoạt động của ôchôn lấp thực hiệntrong mọi thời tiết

Máiche có thể thiết kế và xây dựng theo nhiều phương án khác nhau tùy thuộc điềukiện cụ thể của từng bãi chôn lấp và từng phương án chôn lấp được lựa chọn.

Cácmái che có thể được thiết kế dưới dạng di động trên các đường ray (ví dụ nhưtrong Hình 5).

d)Quản lý nước ngầm chảy vào ô chônlấp và nước rác rò rỉ từ ô chônlấp vào nước ngầm.

Tùythuộc vào vị trí lựa chọn, đáy ô chôn lấp chất thải có trường hợp nằm dưới mực nước ngầm, khi đó nướcngầm sẽ chảy vào ôchôn lấp gây khókhăn cho quá trình xây dựng các ô chôn lấp và có thể làm tăng lượng nước rác trong ô.

Ngượclại, trong trường hợp các ô chôn lấp có đáy nằm cao hơn mực nước ngầm, khi đó nướcrác từ các ô chôn lấp có thể rò rỉ vào nướcngầm.

Vìvậy cần phải ngăn chặn sự xâm nhập của nước ngầm vào ô chôn lấp và sự rò n của nướcrác từ ô chôn lấp vào nước ngầm.

Đểngăn chặn quá trình xâm nhập của nước ngầm vào ô chôn lấp, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay,có thể áp dụng một trong những phương án sau:

Séthóa.

Ximăng hóa.

Tườngchắn (hào chắn).

Hoặclớp lót nhân tạo.

Việcngăn chặn sự rò rỉ nước rác vào tầng nước ngầm có thể thực hiện bằng cách xâydựng các lớp chống thấm (lớp lót) ở đáy và thành các ô chônlấp (xem Mục 3.2 và Mục 4.2).

e)Địa chất công trình.

Trongthiết kế bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần tính đến các nguyên tắc về địachất công trình khi xây dựng các công trình đê bao, tường chắn, độ dốc ổn định,ô chôn lấp, đường giao thông vàhệ thống thoát nước.

Sứcchịu tải của nền đất và thành ô chônlấp cần được xác định thông qua việc phân tích các yếu tố địa chất công trình,lấy mẫu, phân tích và thí nghiệm trong phòng và ngoài trời (theo hướng dẫn khảosát nền móng của BộXây dựng). Độ dốcđáy ô chôn lấp tối thiểu phải đạt được2%

Hướng dẫn cho Mục 3.2.4:

Ngoàicác văn bản pháp lý liên quan, khi thiết kế xây dựng ô chôn lấp chất thải nguy hại cầncó các tài liệu cơ bản sau: tài liệu về địa hình, khí hậu, thủy văn, đặc điểmđịa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình.

Cầnáp dụng tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa nước mưa và nước mặt chảyvào bãi chôn lấp chất thải nguy hại đang hoạt động.

Nướcmưa và nước mặt trong bãi chôn lấp chất thải ngụy hại cần được thu gom bằng mộthệ thống thoát nước riêng biệt và cần kiểm tra chất lượng thường xuyên, nếu cầnthiết phải xử lý như chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trường mới xả rangoài phạm vi bãi chôn lấp.

Cầnáp dụng tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa nước ngầm chảy vào các ô chôn lấp chất thải nguy hại vànước rác từ ô chôn lấp chất thải nguy hại vàonước ngầm.

Cầnáp dụng các nguyên tắc địa chất công trình thích hợp cho xây dựng các hạng mụccông trình của bãi chôn lấp chất thải nguy hại như tường chắn, đê bao, góc dốc,ô chôn lấp, đường giao thông vàhệ thống thoát nước.

3.2.4.2.Cấu tạo ô chôn lấp.

Cấutạo một ô chôn lấp chất thải nguy hại baogồm:

Cấutạo đáy và thành ôchôn lấp.

Cấutạo lớp phủ bề mặt.

Hệthống thu gom nước rò rỉ.

Hệthống thoát khí.

a)Cấu tạo đáy và thành ôchôn lấp: Cấu tạocác ô chôn lấp chất thải nguy hại ở các bãi chôn lấp là rất khácnhau, tùy thuộc vào điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất thủy văn và địa chấtcông trình ở vị trí nơi mà bãi chôn lấp đượclựa chọn. Mọi ô chôn lấp chất thải nguy hại đềuphải được cấu tạo một cách hoàn thiện nhằm loại bỏ hoàn toàn sự rò rỉ của chấtthải ra môi trường xung quanh.

Hiệntại, chưa có quan điểm thống nhất về cấu tạo đáy và thành (hệ thống lớp lót)tại mỗi ô chôn lấp Mỗi quốc gia, mỗi thờiđiểm có những yêu cầu và quy định khác nhau (có thể tham khảo cấu tạo hệ thốnglớp lót đáy và thành các ô chônlấp chất thải nguy hại của các nước Mỹ, Canada... ở Hình 6, 7, 8, 9, 10, 11,12).

Vớiđiều kiện thực tế ởViệt Nam hiện naycho thấy, đáy và thành ôchôn lấp chất thảinguy hại nên phù hợp với một trong những cấu trúc sau.

Trongtrường hợp bãi chôn lấp chất thải nguy hại được lựa chọn ở những nơi mà đáy và thành ô chôn lấp có lớp sét dầy hơn 2 mvới hệ số thấm K Ê 1 x 107 cm/s thì đáy và thành các ô chôn lấp chỉ cần có cấu tạo lớplót đơn (xem Hình 13), cụ thể là:

Lớpđệm bằng cát để thu gom nước rò rỉ, dầy 0,5 m.

Lớpchống thấm HDPE, dầy 1,5 mm.

Lớpvải địa kỹ thuật.

Lớpcát đệm phát hiện nước rò rỉ dầy 30 cái.

Lớpvải địa kỹ thuật.

Lớpsét tự nhiên có hệ số thấm K Ê 1 x 107cm/s, dầy hơn 2m.

Trongtrường hợp đáy và thành ô chôn lấp không thỏa mãn 2 yếu tố trên (bề dầy lớp sétnhỏ hơn 2 m hoặc hệ số thấm K >1 x 107 cm/s) thì đáy và thành ô chôn lấp cần được cấu tạo bởi lớp lót kép (xem Hình 14), cụ thể là:

Lớpđệm bằng cát để thu gom nước rác rò rỉ thứ nhất, dầy 0,5 m.

Lớpchống thấm thứ nhất HDPE, dầy 1,5 mm.

Lớpvải địa kỹ thuật.

Lớpcát để thu gom nước rác rò rỉ thứ hai, dầy 30 cm.

Lớpchống thấm thứ hai HDPE, dầy 1,5 mm

Lớpvải địa kỹ thuật.

Lớpsét lót gia cố được đầm nên với chiều dầy ít nhất là 90 cm và có hệ số thấm K Ê 1 x 107 cm/s.

Hướng dẫn cho Tiểu mục 3.2.4.2 (mục a):

Cấutạo của một ô chôn lấp chất thải nguy hại thườnggồm cấu tạo đáy và thành ô chônlấp; cấu tạo lớp phủ bề mặt; hệ thống thu gom và phát hiện nước rác rò rỉ và hệthống thoát khí.

Hệthống lót đáy và thành các ô chônlấp cần được lựa chọn cho phù hợp (có thể lót đơn hoặc lót kép) tùy thuộc vàođiều kiện cụ thể của từng bãi chôn lấp cần tuân theo một trong những cấu trúcđã mô tả ở Hình 13 và 14, để đảm bảo ngănngừa được sự rò rỉ của nước rác từ bãi chôn lấp ra môi trường xung quanh.

b)Vật liệu lót:

nhiều loại vật liệu khác nhauđã được sử dụng hoặc nghiên cứu làm lớp lót cho ô chôn lấp, bao gồm:

HighDensity Polyethylen (HDPE).

Nhựatổng hợp PVC.

Caosu butyl.

Neopren(cao su tổng hợp clopren).

Cácloại Polyethylen khác (ví dụ do hóa, clorosunphonat...).

Khixem xét lựa chọn vật liệu lót cần lưu ý các điểm sau:

Sựtương thích về mặt hóa học với loại chất thải sẽ được chôn lấp và nước rác rò rỉ có thể phát sinh.

Độ bền, trơ đối với các yếu tố khíhậu thời tiết

Sứcchịu đựng sự phá hủy vật lý.

Độbền chống lại các động vật gậm nhấm và vi trùng.

Khảnăng giữ được các tính chất mong muốn ở mọi nhiệt độ.

Kiểmsoát, đảm bảo về chất lượng cả trong giai đoạn chế tạo và khi đặt vào ô chôn lấp.

Cầnlớp cát dầy 0,5 - 1,0 m phủ trên lớp lót để thu nước rác rò rỉ và bảo vệ lớpnày trong quá trình đổ thải.

Tìnhtrạng hoạt động và tuổi thọ.

Nếuso sánh với các vật liệu lót tổng hợp khác thì Polyethylen hiện nay là ưu việthơn cả.

Polyethylencó tính co dãn, chịu lực tốt, sức chống lại sự giằng xé, đâm thủng và có độ bềncao chống lại sự ăn mòn do các chất thải nguy hại gây ra.

Lớpđất lót:

Làlớp đất nằm dưới màng lót vải địa kỹ thuật.

Thôngthường và hiệu quả hơn cả là nên tận dụng lớp đất tự nhiên không bị phá vỡ cấutrúc làm đất lót. Trong trường hợp lớp đất tự nhiên dưới đáy các ô chôn lấpkhông đảm bảo tiêu chuẩn đối với bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần tạo mộtlớp đất lót. Khi xem xét gia công lớp đất lót cần chú ý:

Độẩm hiệu quả để đầm nén.

Phươngpháp và kỹ thuật nén.

Tínhthấm và độ dầy cuối cùng phải đạt được.

Sứcchịu tải đối với các thiết bị máy móc khi hoạt động chôn lấp và khi chất đầychất thải nguy hại.

Kiểmsoát, đảm bảo chất lượng trong quá trình lót.

Cácvật liệu lót khác:

Ngoàimàng lót (vải địa kỹ thuật) và đất sét, các vật liệu sau có thể được sử dụnglàm màng lớp lót:

Bentonitvà các hợp chất của Bentonit.

Vữaxi măng.

Cácvật liệu tráng bề mặt (nhựa đường). Việc sử dụng các vật liệu này cần được cânnhắc kỹ về tính năng và sức chịu đựng của nó đối với chất thải nguy hại và điềukiện thời tiết ở Việt Nam cũng như điều kiện kỹ thuật thi công.

Hướngdẫn cho Tiểu mục 3.2.4.2 (mục b): Việc lựa chọn vật liệu lót đáy và thành ô chôn lấp chất thải nguy hại tùythuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi bãi và tính chất của các loại chất thải nguyhại sẽ được chôn lấp. Vật liệu lót được lựa chọn phải đảm bảo được độ bền vữngvà chống được sự rò rỉ của chất thải trong mọi điều kiện thời tiết và trongsuất quá trình thi công, vận hành, đóng bãi và sau đóng bãi.

c)Hệ thống thu gom nước rác rò rỉ (kiểm soát nước rác rò rỉ):

Thôngthường, nước rác rò rỉ được thu gom chủ yếu ở bên trên bề mặt lóp lót. Hệ thống thu gom nước rò rỉbao gồm các rãnh, ống dẫn và hố thu được bố trí hợp lý đảm bảo thu gom toàn bộnước rò rỉ về trạm xử lý. Hệ thống thu gom này bao gồm

Tầngthu gom nước rò rỉ được đặt ở đáyvà thành ô chôn lấp và nằm trên màng lótchống thấm. Tầng thu gom nước rò rỉ phải có chiều dầy ít nhất 50 cm với nhữngđặc tính sau.

ítnhất 5% khối lượng hạt có kích thước Ê0,075 mm.

hệsố thấm tối thiểu bằng 1 x 102 cm/s

Thôngdụng và hiệu quả hơn cả là tầng thu gom nước rò rỉ được cấu tạo bằng các hạtcát với thành phần hạt khác nhau và được sắp xếp theo kiểu tầng lọc ngược (cànggần ống thu, dẫn nước kích thước hạt càng lới ).

Mànglưới ống thu gom nước rò rỉ được đặt ở bên trong tầng thu am (như mô tả ở trên) phân bố đều trên toàn bộđáy ô chôn lấp. Mạng lưới ống thu gomnước rò rỉ này phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Vậtliệu làm ống cần tương thích với đặc tính của chất thải nguy hại.

ốngcó thành bên trong nhẵn.

độdốc tối thiểu 1,0%.

Việcthiết kế, xây dựng mật độ mạng lưới ống và đường kính ống phải thu hết lượngnước rác rò rỉ trước khi có lớp che phủ bề mặt.

Lớphọc bao quanh đường ống thu gom nước rò rỉ có thể là một lớp đất cát, sạn có độhạt ít nhất 5% khối lượng là hạt có đường kính 0,075 mm hoặc một màng lọc tổnghợp có hiệu quả tương đương và chất liệu phù hợp để ngăn sự dịch chuyển của cáchạt quá mịn xuống hệ thống thu gom và vẫn đảm bảo nước tự chảy xuống hệ thốngthu gom.

Hệthống thu gom nước rò rỉ phải được thiết kế và lắp đặt sao cho hạn chế tới mứcthấp nhất khả năng tích tụ nước ở đáy ôchôn lấp. Vật liệuđược lựa chọn để xây dựng hệ thống thu gom nước rò ri phải đảm bảo đủ độ bền cảvề tính chất hóa học và cơ học trong suốt thời gian vận hành, đóng bãi và sauđóng bãi (xem Hình 15, 16).

Khócó thể dự đoán được đặc tính của nước rò rỉ tại một bãi chôn lấp chất thải nguyhại. Việc xác định đặc tính của nước rò rỉ tại một bãi chôn lấp chất thải nguyhại chỉ có thể thông qua việc lấy và phân tích mẫu.

Hướng dẫn cho Tiểu mục 3.2.4.2 (mục c):

Cầnlắp đặt hệ thống, thu gom và loại bỏ nước rác rò rỉ bên dưới các ô chôn lấp trong suốt quá trìnhvận hành, đóng bãi và sau đóng bãi nhằm ngăn chặn sự rò rỉ nước rác. Hơn nữa, nướcrác rỉ thu được là chất thải nguy hại phải được xử lý đạt tiêu chuẩnViệt Nam trước khi thải ra môi trường.

d)Lớp che phủ bề mặt:

Lớpche phủ bề mặt bãi chôn lấp có tác dụng cách ly chất thải nguy hại với môi trườngtrên bề mặt; ngăn không cho nước mưa và nước mặt ngấm xuống các ô chứa chất thải, nhằm làm giảm lượngnước rác phát sinh sau khi đóng các ô hoặc bãi chôn lấp.

Mặtkhác, lớp che phủ bề mặt còn kiểm soát sự thoát khí từ các ô chôn lấp và để duy trì sự pháttriển thảm thực vật bên trên và tạo cảnh quan môi trường.

Cấutạo lớp che phủ bề mặt thường gồm các lớp:

Lớpcát chuyển tiếp dầy 20 - 30 cm phủ trực tiếp lên lóp bề mặt lớp chất thải nguyhại cuối cùng.

Lớpsét nén phủ trên lóp cát. Bề dầy lớp sét nén càng dầy càng tốt, tối thiểu phảiđạt 0,6 m, với hệ số thấm K Ê 1 x 107 cm/s.

Lớpmàng lót vải địa kỹ thuật dầy 1,0 mm phủ trực tiếp lên lớp sét nén. Lớp cát đệmnằm trên lớp màng lót, dầy tối thiểu 0,5 m. Lớp này không chỉ có tácdụng bảo vệ màng lồi mà còn đóng vai trò thu gom nước mưa, nước mặt.

Lớpthổ nhưỡng, dầy không nhỏ hơn 30 - 50 cm.

Lớpphủ thực vật: có tác dụng chống xói mòn, chỉ nên trồng cỏ hoặc loại cây dễchùm, nông, không nên trồng các loại cây lớn, rễ cọc sẽ tạo điều kiện phá vỡtầng phủ.

Lớpche phủ bề mặt phải có độ dốc tối thiểu 3-5% để nước mưa dễ dàng thoát khỏi bãichôn lấp xung quanh bãi chôn lấp phải xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa,nước mặt và nước từ các lớp cát đệm phu trên bề mặt bãi chôn lấp. Việc thiết kếvà gia cố lớp che phủ bề mặt bãi chôn lấp phải chú ý đến sự lún bề mặt và cácyếu tố khác, như sự tiếp xúc với các điều kiện thời tiết, sự ổn định của độ dốc(xem Hình 17) .

Hướng dẫn cho tiểu mục 3.2.4.2 (mục d):

Cầnthiết kế một hệ thống che phủ cuối cùng cho mỗi ô hoặc bãi chôn lấp nhằm ngăn cách chất thai nguy hại vớimôi trường trên mặt, chống ngấm, chống xói mòn và kiểm soát sự thoát khí.

Lớpchống ngầm của hệ thống che phủ cuối cùng phải được ghép chắc chắn vàohệ thống lót mặt ngoài của ô chônlấp. Đồng thời, hệ thống che phủ phải đủ dầy để chống lại áp lực; đủ độ bền vàđộ liên kết để tránh hiện tượng sụt lún phá vỡ cấu trúc bề mặt.

Lóplót bề mặt của bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần được thiết kế sao cho có thểngăn ngừa được nguy cơ tích tụ rước mưa và nước mặt hại ô chôn lấp.

e)Hệ thống thoát khí:

Cácchất thải nguy hại chứa hàm lượng các chất hữu cơ không nhiều nên lượng khíphát sinh trong quá trình phân hủy không đáng kể. Tuy nhiên, khí vẫn có thểsinh ra từ chất thải dễ bay hơi do tình cờ được chôn lấp tại bãi. Các khí nàysẽ được tích tụ dưới lớp phủ bề mặt, vì vậy vấn đề này củng cần được quan tâmvà giải quyết trong quá trình thiết kế và xây dựng bãi chôn lấp cần xem xétviệc lắp đặt thiết bị thu gom khí bên dưới lớp lót không thấm hoặc trong cácrãnh thu nước trong tầng thu gom nước rác rò rỉ. Tuy nhiên, những thiết kế này có thể không cần thiết nếu lượngkhí thoát ra dự đoán là rất ít.

Tùythuộc vào bản chất và lượng khí phát sinh, có thể áp dụng một số phương pháp xửlý như: đốt nếu có nồng độ mê tan cao hoặc cho bay hơi nếu là khí Hydrocâcbua.

Trongtrường hợp phải thu hồi khi cần xem xét các hệ thống thoát khí bị động (áp dụngđối với bãi chôn lấp chất thải nguy hại quy mô nhỏ) hoặc hệ thống thu khí chủđộng bằng các giếng khoan thẳng đứng (đối với bãi chôn lấp chất thải nguy hạivừa và lớn). Các lỗ khoan nên đặt ở vị trí đỉnh các ô chônlấp, độ sâu tối thiểu phải đặt vào lớp đệm dưới lớp màng lót không thấm của lớpphủ bề mặt. Các lỗ khoan bố trí hợp lý sao cho thu hồi toàn bộ lượng khí phátsinh. Xung quanh các lỗ khoan thu hồi khí phải được lèn kỹ bằng sét dẻo hoặc ximăng. Xung quanh vị trí thu hồi và xử lý khí thải phải có rào chắn hoặc biểnbáo "Không nhiệm vụ miễn vào".

Hướng dẫn cho tiểu mục 3.2.4.2 (e):

Cầnxác định nguy cơ phát thải khí từ các ô chôn lấp chất thải nguy hại, nếu lượng khí thải đủ lớn thì phải lắpđặt một hệ thống thu gom và xử lý. Hệ thống thu gom khí thải phải được thiết kếvà xây dựng của các ôhợp lý đảm bảothuận tiện cho việc kiểm soát và không ảnh hưởng tới cấu trúc của lớp phủ vàbãi chôn lấp.

Phần 4:

VẬN HÀNH VÀ QUAN TRC

4.1. Các vấn đế chung.

Bãichôn lấp chất thải nguy hại hoạt động an toàn phụ thuộc nhiều vào công tác kiểmsoát nghiêm ngặt các khâu vận hành và quan trắc.

Trongthực tế, việc vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại thường được tiến hànhđồng thời với việc xây dựng bãi. Vì trong một bãi chôn lấp thường có nhiều ô chôn lấp. Khi vận hành ô này thì đồng thời tiến hành xâydựng ô khác, việc tiến hành như vậy sẽ kinh tế hơn vàcó thể nhanh chóng khắc phục những nhược điểm hay thiếu sót trong thiết kế, thicông xây dựng các ôchôn lấp chất thảinguy hại. Tuy nhiên, vận hành song song hay độc lập thì công tác vận hành vẫnphải tuân thủ các quy định đối với bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Tất cả cáchoạt động trong bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải được hướng dẫn một cách tỷmỉ, chi tiết bằng văn bản. Mọi thành viên làm việc trong bãi chôn lấp chất thảinguy hại đều phải nắm được một cách thấu đáo các quy định hoặc hướng dẫn như:

Hướngdẫn việc vận chuyển chất thải nguy hại vào bãi chôn lấp;

Hướngdẫn phân loại chất thải nguy hại trong bãi chôn lấp;

Hướngdẫn chuẩn bị đưa chất thải nguy hại vào ô chôn lấp;

Hướngdẫn đưa chất thải nguy hại vào ô chôn lấp;

Hướngdẫn các phương pháp làm giảm thể tích chất thải nguy hại trong các ô chôn lấp;

Hướngdẫn phương pháp tạo lớp phủ chất thải nguy hại trong ô chôn lấp;

Hướngdẫn phương pháp lấy mẫu và phân tích các loại mẫu;

Hướngdẫn vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị;

Hướngdẫn đề phòng và xử lý các sự cố có thể xảy ra trong bãi chôn lấp;

Hướngdẫn an toàn lao động trong bãi chôn lấp;

Hướngdẫn các phương pháp sơ cứu nạn nhân khi cần thiết;

Hướngdẫn ghi chép nhật ký công việc, các văn bản, các phiếu giao - nhận chất thải vàcác loại giấy tờ khác.

Mỗithành viên ngoài việc phải nắm được những nét tổng quát về cơ cấu chung, cơ cấutổ chức, phương thức quản lý trong bãi chôn lấp; các hướng dẫn về phòng ngừa vàứng cứu sự cố, về an toàn lao động, còn phải thực hiện thành thạo các công việctheo chức trách của mình. Đồng thời phải có những nhận xét, góp ý bổ sung, sửađổi các quy định, hướng dẫn nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt đối cho môi trường,cho sức khỏe cộng đồng. Các tài liệu này cần được coi là tài liệu tham khảo cơbản cho các hoạt động vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị tại bãi chôn lấp.

b. Hướng dẫn cho Mục 4.1:

Cầnchuẩn bị các tài liệu hướng dẫn cho các hoạt động vận hành của bãi chôn lấpchất thải nguy hại. Hướng dẫn này cần được quán triệt đối với tất cả các nhânviên của bãi chôn lấp và được sử dụng như tài liệu tham khảo chủ yếu cho hoạtđộng hàng ngày của bãi chôn lấp.

Cầnthiết lập một hệ thống kiểm kê chất thải nguy hại và lưu giữ kết quả đo đạc,phân tích chung cho bãi chôn lấp và các hệ thống này cần được các nhân viêntuân thủ một cách chặt chẽ.

Cầnthiết lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng trang thiết bị hoạt động trong bãi chôn lấpchất thải nguy hại và kế hoạch kiểm tra sức khỏe nhân Viên định kỳ nhằm sớmphát hiện các sự cố kịp thời sửa chữa, thay thế và chữa trị. Trong đó có baogồm cả những quy định về vệ sinh an toàn và bảo vệ sức khỏe nhân viên.

Cầncó những hướng dẫn phòng ngừa, phát hiện và ứng cứu các sự cố xảy ra trong quátrình vận hành bãi chôn lấp nhằm hạn chế tối đa các rủi ro gây ra cho môi trườngvà sức khỏe cộng đồng.

4.2. Vận chuyển chất thải nguy hại vào bãi chôn lấp.

Việcvận chuyển chất thải nguy hại vào bãi chôn lấp có thể do các cơ sở phát sinhchất thải nguy hại, hoặc do các đơn vị chức năng được cáp Giấy phép hoạt động docơ quan có thẩm quyền cửa Nhà nước cấp. Các chất thải nguy hại được vận chuyểnvào bãi chôn lấp theo các phương tiện chuyên dụng tuân thủ theo Quy chế Quản lýchất thải nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ ngày 16 tháng 7 năm 1999.

Khivận chuyển chất thải nguy hại vào bãi chôn lấp, người chủ vận chuyển phải hoàntất mọi thủ tục cần thiết đối với quy định hoạt động của bãi chôn lấp như: cânkiểm tra số lượng và chủng loại chất thải nguy hại.

4.3. Chuẩn bi đứa chất thải nguy hại vào ô chôn lấp.

Theoquy định quản lý chất thải nguy hại thì chất thải nguy hại được phépchôn lấp phải được phân loại, đóng gói từ nơi phát sinh hoặc từ đơn vị chịutrách nhiệm chuyên chở.

Khichất thải nguy hại chuyển tới vị trí tập kết của bãi chôn lấp, chất thải đó sẽđược đưa vào ô chôn lấp bằng các phương tiệnnội bộ được thiết kế đặc biệt.

4.4. Sắp xếp chất thải nguy hại vào ô chôn lấp.

Việcsắp xếp chất thải nguy hại vào các ô chôn lấp được thực hiện bằng các hệ thống thiết bị chuyên dụng đặcbiệt, có thể thông qua hệ thống cẩu di động được thiết kế gắn kết cùng khungmái che di động. Hệ thống này đảm bảo hoạt động trong mọi thời tiết và hạn chếtối đa lượng nước mưa, nước mặt vào các ô chôn lấp.

Chấtthải nguy hại cần được nén chặt bằng các con lăn cơ khí khi chất thải được đặtvào máy nâng và được đầm nện tại ô chôn lấp thành từng lớp nhờ các xe chuyên dụng hoặc máy đầm nện.

Saumỗi ngày hoạt động (đưa chất thải nguy hại vào ô chôn lấp) hoặc sau mỗi lớp chất thải nguy hại dầy tốiđa 2 m cần tiến hành che phủ bằngmột lớp đất với độ ẩm thích hợp cho đầm nện. Lớp đề phủ này sau đầm nện có độdầy 15 - 20 cm. Việc phủ như vậy nhằm hạn chế và cách ly chất thải nguy hại vớimôi trường xung quanh, giảm sự rò rỉ chất thải nguy hại ra môi trường. Quátrình hoạt động tại ôchôn lấp được thựchiện đến khi toàn bộ ôchứa chất thảinguy hại đạt chiều dầy thiết kế sẽ tiến hành che lớp cuối cùng như đã nêu ở phần (d) mục 3.2.4.2 của bản hướngdẫn.

Hướng dẫn cho Mục 4.4:

Trướckhi đưa chất thải nguy hại vào bãi chôn lấp cần phải kiểm soát chất lượng vàphân loại theo quy định. Không cho phép đưa chất thải không đạt tiêu chuẩn quyđịnh vào ô chôn lấp.

Cầnkiểm soát sự rò rỉ chất thải từ khư hoạt động của ô chôn lấp do tác dụngcủa gió, động vật hoang dã... bằng cách phủ các vật liệu che phủsau mỗi ngày hoạt động hoặc sau mỗi lớp chất thải nguy hại đủ độ dầy.

Cầnkiểm soát nước mưa trực tiếp và nước mặt chảy vào các khu hoạt động của ô chôn lấp.

Nướcchảy tràn từ các khu hoạt động của ô chôn lấp cần được thu hồi và xử lý như đốivới chất thải nguy hại, trừ khi chứng minh nược chúng vô hại.

Khivận hành trang thiết bị và sắp xếp chất thải nguy hại vào các ô chôn lấp cần chú ý đảm bảo tínhnguyên vẹn của các lớp lót đáy và thành ô chôn lấp, không xâm hại đến hệ thống thu gom và kiểm soát nước ròrỉ.

Khivận hành bảo dưỡng trang thiết bị, cần chú ý đảm bảo các chất bẩn khi bị vôtình rò rỉ ra ngoài bãi chôn lấp. Toàn bộ nước rửa trang thiết bị, nước tắmgiặt "bẩn" của công nhân cần được thu gom riêng biệt và xử lý như vớichất thải nguy hại, trừ khi chứng minh được chúng vô hại.

Sựdi chuyển mái che chỉ thực hiện khi ô chôn lấp hoàn thiện lớp che phủ bề mặt đúng thiết kế, đảm bảo ngănchặn nước mưa và nước mặt ngấm vào ô chôn lấp.

4.5.Các biện pháp phòng ngừa và ứng cứu sự cố trong bãi chôn lấp chất thải nguyhại.

Trongquá trình vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại có thể xảy ra các sựcố. Các sự cố này có thể do con người tạo nên, cũng có khi do các yếu tố tựnhiên gây ra. Nói chung, khi xảy ra các sự cố thường gây ra tác động xấu tớimôi trường và sức khỏe cộng đồng và phải mất nhiều công sức, tiền của mới cóthể khắc phục được. Vì vậy, việc đề phòng các sự cố và xử lý kịp thời các sự cốtrong bãi chôn lấp chất thải nguy hại là vô cùng cần thiết. Những sự cố thườnggặp là cháy, nổ, rò rỉ chất ô nhiễm....

4.5.1:Các biện pháp phòng ngừa.

Việcphòng ngừa các sự cố được đề cập ngay từ giai đoạn thiết kế và xây dựng các ôchôn lấp và bãi chôn lấp. Thực tế, ngay từ khi điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểmbãi chôn lấp chất thải nguy hại, đã phải chú ý vấn đề này, đó là việc tìm hiểucác đặc điểm địa hình, khí hậu, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất côngtrình, khu vực định xây dựng bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Trong bố trí mặtbằng các hạng mục công trình trong bãi, trong gia cố các tầng đệm, tầng phủ cácô chôn lấp đều phải chú ý đếnviệc phòng ngừa sự cố.

Giámsát chặt chẽ quá trình xây dựng các hạng mục công trình, đặc biệt các hạng mụccông trình có liên quan đến việc ngăn ngừa sự rò rỉ nước thải ra môi trường (nhưxây dựng hệ thống chống thấm; kiểm soát chảy tràn...).

Cócác hướng dẫn, tập huấn cho các nhân viên làm việc tại bãi chôn lấp chất thảinguy hại về các sự cố có thể xảy ra và các biện pháp xử lý khi xảy racác sự cố.

Trangbị đầy đủ các trang thiết bị, các phương tiện ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

Cócác hệ thống biển báo, hướng dẫn đặt ở những khu vực cần thiết và dễ nhận biết.

Trangbị bảo hộ lao động đầy đủ.

Cócác kế hoạch và địa điểm sơ tán trang thiết bị khi xảy ra sự cố. Trang bị cáckiến thức và tập huấn cho tất cả các thành viên làm việc trong bãi chôn lấpchất thải nguy hại về cách sơ cứu nạn nhân khi xảy ra sự cố.

4.5.2.Kế hoạch và các biện pháp ứng phó.

4.5.2.1.Kế hoạch ứng phó khẩn cấp.

Kếhoạch ứng phó khẩn cấp với những sự cố có thể dự đoán được của bãi chôn lấp làmnguy hại đến môi trường và sức khỏe con người cần được lập và cập nhật thườngxuyên. Các sự cố xảy ra có thể là cháy, nổ, rò rỉ chất ô nhiễm tại các khu chôn lấp đãhoàn tất và phát sinh nguồn nước chảy tràn và rò rỉ. Bản kế hoạch ứng phó khẩncấp bao gồm:

Cácphương pháp ứng phó tức thời;

Tên,địa chỉ và số điện thoại liên lạc của các điều phối viên ứng phó khẩn cấp; Tên,địa chỉ và số điện thoại của các tổ chức, cơ quan và cá nhân có khả năng trợgiúp việc ứng cứu sự cố,

Kếhoạch điều hành nhân viên để ứng cứu sự cố hoặc sơ tán những người bị nạn,

Cácphương pháp phục hồi trung và dài hạn; Bản liệt kê danh mục các thiết bị cácứng cứu và vị trí các thiết bị đó luôn có sẵn sàng tại bãi chôn lấp;

Mẫuvà các thủ tục báo cáo sự cố xảy ra.

Hướngdẫn của bản kế hoạch ứng phó khẩn cấp cần được đưa vào thành một phần trong chươngtrình đào tạo cho tất cả các nhân viên tại khu chôn lấp chất thải. Bản liệt kêcác thiết bị ứng cứu khẩn cấp cần phải luôn có sẵn tại Văn phòng khu nhà hànhchính.

4.5.2.2.Các biện pháp ứng phó:

Tùytheo loại sự cố xảy ra, cần báo động kịp thời ở các cấp khác nhau theo quy định.

Thôngbáo cho các cơ sở, các cơ quan có trách nhiệm, có năng lực tham gia xử lý sựcố.

Nhanhchóng cứu chữa người và đưa trang thiết bị, tài sản không phục vụ cho ứng cứura khỏi khu vực có sự cố đến nơi an toàn.

Tậndụng và huy động mọi phương tiện, trang thiết bị để ngăn chặn không cho sự cốtiếp tục phát triển, sau đó tìm các biện pháp khắc phục sự cố.

Việt Nam, do có các biến độngthời tiết bất thường như mưa, bão dễ gây nên sự cố cho các bãi chôn lấp chấtthải. Hàng năm, ởViệt Nam có trungbình 10 cơn bão và thường kèm theo mưa lớn. Trong một vài ngày, có thể mưa trên1.000 mm, tạo nên lũ lụt nghiêm trọng. Bão thường có gió 60 á 100 km/h dễ làm bay các mái che có khẩu độ lớn,đồng thời mưa lớn nên dễ gây ngập nước các ô chôn lấp đang vận hành, kèm theo làm sạt lở các bờ dốc của các ô chôn lấp. Sự cố này không chỉgây cản trở cho việc vận hành bãi chôn lấp mà còn có thể gây tác động xấu đếnmôi trường do nước bị ônhiễm chảy tràn raxung quanh, chảy vào các dòng nước mặt. Vì vậy, việc đề phòng và có các biệnpháp ứng cứu sự cố ngập và tràn nước các ô chôn lấp chất thải nguy hại phải được đặc biệt chú ý. Giải phápphòng ngừa hiệu quả nhất là giữ được các mái che không bị bay, như vậy nướckhông rơi vào ô chôn lấp. Khi sự cố xảy ra cầnnhanh chóng hạn chế nước mưa, nước mặt chảy vào ô chôn lấp, cô lập nước trong bãi chôn lấp không cho chảytràn tự do, sau đó thu gom và xử lý.

Hướng dẫn cho Mục 4.5.2:

Cầnphải có kế hoạch và biện pháp ứng phó, xử lý kịp thời khi có các sự cố tại bãichôn lấp chất thải nguy hại. Việc ứng phó sự cố cần có sự tham gia, hợp tác củacác đội ứng phó khẩn cấp của địa phương hoặc của cộng đồng gần đó.

Cầnphải có kế hoạch, các biện pháp phòng ngừa các sự cố xảy ra tại bãi chôn lấpchất thải nguy hại. Các kế hoạch và biệnpháp này phải được đề xuất và xem xét ngay từ khi lựa chọn địa điểm bãi chônlấp đến khi vận hành, đóng bãi và hậu đóng bãi và phải được quán triệt, tậphuấn sâu rộng tới từng nhân viên trong bãi chôn lấp.

Cáckế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó xử lý các sự cố cần được xem xét vàđiều chỉnh bổ sung hàng năm nhằm phù hợp với tình trạng hoạt động thực tế củabãi chôn lấp và phù hợp với các diễn biến tiếp theo.

4.6. Chương trình đào tạo nhân lực.

Tấtcả các nhân viên làm việc tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại đều phải qua mộtkhóa đào tạo bắt buộc. Sau những khóa học cơ bản, các nhân viên phải tham giatiếp các lớp bồi dưỡng để củng cố các kiến thức cũ và tiếp thu những kiến thứcmới. Thường mỗi năm một lần. Chương trình đào tạo phải được thực hiện bởi cácchuyên gia có đủ kinh nghiệm và năng lực.

Nộidung đào tạo phải bao gồm các chủ đề sau:

Cácphương pháp và kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại;

Cácquy chế vận hành, đóng bãi và sau đóng

Chỉdẫn vận hành các thiết bị và các thao tác an toàn;

Phổbiến các kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng cứu xử lý sự cố,

Sửdụng quần áo và thiết bị bảo hộ;

Cácphương pháp vệ sinh cá nhân thích hợp liên quan đến tắm rửa, ăn uống, giặt giũ;Các phương pháp duy tu bảo dưỡng, thau rửa trang thiết bị máy móc;

Cácphương pháp sơ cứu người bi nạn.

Cácnhân viên làm việc tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần được khám sức khỏethường xuyên và định kỳ.

Chươngtrình kiểm tra sức khỏe phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có đủnăng lực và tiêu chuẩn.

Hướng dẫn cho Mục 4.6:

Tấtcả các nhân viên làm việc tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần phải qua mộtchương trình đào tạo toàn diện và các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ trước,trong và sau thời gian làm việc tại bãi chôn lấp.

4.7.Chương trình quan trắc môi trường

4.7.1.Tổng quan.

Quátrình vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần phải tiến hành quan trắctiến hành nhằm đảm bảo an toàn. Nội dung quan trắc bao gồm:

Quantrắc các biến động vật lý,

Quantrắc nước rác rò rỉ,

Quantrắc sự rò rỉ,

Quantrắc nước ngầm,

Quantrắc khí rác bốc hơi,

Giámsát chung:

4.7.2.Quan trắc các biến động vật lý. Sau khi đóng ô chôn lấp hay bãi chôn lấp, donhiều nguyên nhân khác như mưa, co ngót của chất thải, địa hình bề mặt bãi chônlấp có thể bị biến đổi như sụt lún, xói mòn, thậm chí bị nứt, trượt. Tất cả cáchiện tượng đó đều phải được phát hiện sớm nhờ có quan trắc một cách hệ thống. Việcquan trắc sự biến động địa hình có thể được thực hiện theo phương pháp quan sátsự biến động của các mốc chôn trên ô chôn lấp với các mốc cố định trước. Cũng có thể thực hiện bằng việcso sánh bản đồ địa hình thành lập sau một thời gian với bản đồ địa hình lậpngay sau khi đóng ôchôn lấp hoặc bãichôn lấp.

Trongquá trình quan trắc phát hiện những biến động về địa hình của ô chôn lấp phải có biện pháp xửlý ngay. Vì các biến động này thường dẫn đến phá vỡ lớp phủ bề mặt của ô chôn lấp, dẫn đến không đảm bảocách ly tuyệt đối chất thải nguy hại với môi trường trên mặt và thường tạo điềukiện cho nước mưa thấm vào ô chônlấp làm tăng lượng nước rác nguy hại. Cách xử lý thông thường là vá tầng phủ.

4.7.3.Quan trắc nước rác.

Nướcrác là loại nước được thu gom bằng hệ thống thu gom nước dưới đáy bãi chôn lấpcần được quan trắc, phân tích để tìm ra:

Tổnglượng nước rác phát thải;

Cáctính chất lý - hóa học của nước rác.

Đểtìm ra được hai yếu tố trên cần tiến hành quan trắc chất và lượng nước phátthải được hình thành từ các ô chônlấp. Lưu lượng nước được đo tại nơi tập trung nước rác thông qua máy bơm tựđộng. Chất lượng nước rác được xác định bằng cách lấy và phân tích mẫu.

Căncứ vào kết quả phân tích thành phần nước rác và xu hướng biến đổi của nước rácmà có thể xem xét, nghiên cứu quá trình biến đổi của chất thải trong bãi chônlấp, từ đó có các giải pháp giúp cho việc thiết kế, xây dựng mạng lưới quantrắc và các ô chôn lấp chất thải tiếp theo đểcó biện pháp xử lý thích hợp.

4.7.4.Quan trắc sự rò rỉ.

Khiphát hiện có sự rò rỉ nước rác, cần đo đạc, đánh giá hướng rò rỉ và thời gianxuất hiện, cần phân tích thành phần nước rác để xác định canh xác nơi phát sinhsự rò rỉ và đưa ra các giải pháp xử lý hữu hiệu.

4.7.5.Quan trắc nước ngầm.

Donguy cơ tiềm tàng rò rỉ nước rác từ bãi chôn lấp chất thải nguy hại tới nướcngầm, nên việc quan trắc nguồn nước ngầm là một phần rất quan trọng của hoạtđộng quan trắc tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Việc quan trắc nước ngầm đượctiến hành ngay từ khi điều tra lựa chọn vị trí bãi chôn lấp cho đến khi xâydựng, vận hành, đóng bãi và hậu đóng bãi. Mộtchương trình quan trắc toàn diện nước ngầm sẽ cung cấp các số liệu đáng tin cậyvề các tác động của bãi chôn lấp tới chất lượng nước ngầm của khu vực.

Mạnglưới quan trắc nước ngầm thường được bố trí theo hướng dòng chảy ngầm từ phíathượng lưu đến phía hạ lưu bãi chôn lấp. Cần ít nhất là 5 lỗ khoan quan trắc (1hoặc 2 lỗ khoan ở phía thượng lưu và 3 hoặc 4 lỗ khoan ở phía hạ lưu bãi chôn lấp). Cáclỗ khoan quan trắc phải được bố trí ở cả tầng chứa nước nằm cao hơn và tầng chứa nước nằm thấp hơn đáybãi chôn lấp (xem Hình 18, 19).

Cácyếu tố quan trắc bao gồm: Mực nước được theo dõi nhờ các máy tự ghi hoặc có thểđo trực tiếp tại các lỗ khoan. Trong năm đầu tiên, mực nước được đo mỗi thángmột lần. Kết quả đo được lập thành bản đồ thủy đẳng cao hoặc đẳng áp. Các nămtiếp theo cứ 3 tháng đo 1 lần. Các mẫu lấy và phân tích ở phòng thí nghiệm ít nhất 3tháng 1 lần để xác định các tỉnh chất vật lý, thành phần hóa học, sinh học củanước ngầm.

Phântích sự biến động thành phần hóa học của nước ngầm cho phép dự đoán sự xâm nhậpcủa các thành phần phát sinh từ bãi chôn lấp vào tầng chứa nước. Vì vậy, ngoàiviệc phân tích các thành phần theo quy định (TCVN 5944 - 1995) còn phải phântích một số thành phần chất ô nhiễmkhác hên quan đến tính chất của bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

Hoạtđộng quan trắc phải được bắt đầu từ trước khi điều tra, lựa chọn, thiết kế, xâydựng, kéo dài trong suốt quá trình vận hành, đóng bãi và phải được duy trìtrong thời gian 50 năm sau khi đóng bãi. Thời gian 50 năm có thể được giảm nếuchứng minh được trong 5 năm quan trắc liên tiếp không phát hiện thấy chất gây ô nhiễm trong nước ngầm. Tuynhiên, trong tất cả mọi trường hợp quan trắc phải kéo dài tối thiểu là 20 nămsau khi đóng bãi. Do thời gian quan trắc lâu dài nên việc lựa chọn vật liệu xâydựng các trạm quan trắc nước ngầm phải được chú ý để đảm bảo bền vững lâu dài.

Việcxây dựng các trạm quan trắc nước ngầm tuân thủ các quy định hiện hành.

Khiphát hiện các trạm quan trắc bị hư hỏng phải kịp thời sửa chữa hoặc xây dựngcác trạm quan trắc thay thế. Các lỗ khoan quan trắc cũ phải được trám lấp theođúng quy định hiện hành.

Cáctài liệu quan trắc cần được ghi chép đầy đủ, lưu giữ liên tục sau mỗi đợt quantrắc và suốt thời gian quan trắc.

4.7.6.Quan trắc khí thải.

Trongquá trình vận hành bãi chôn lấp và sau đóng bãi cần phải tiến hành quan trắckhí thải.

Quantrắc khí được tiến hành cả trong giai đoạn điều tra lựa chọn bãi chôn lấp lẫngiai đoạn xây dựng, vận hành và sau đóng bãi.

Nhữngtài liệu quan trắc chất lượng không khí thực hiện trong giai đoạn điều tra lựachọn vị trí bãi chôn lấp là những tài liệu cơ sở tham chiếu cho các kết quảquan trắc trong quá trình xây dựng, vận hành, đóng bãi và hậu đóng bãi.

Toànbộ quá trình quan trắc kéo dài 50 năm sau khi đóng bãi. Thời gian quan trắc cóthể giảm nếu trong 5 năm liên tiếp không phát hiện thấy chất bẩn khí phát thảivào không khí. 'Trong quá trình xây dựng và vận hành bãi chôn lấp ngoàicác trạm quan trắc khí cố định để đánh giá chung còn phải có các điểm quan trắckhí, bụi để đánh giá chất lượng môi trường lao động.

Tronggiai đoạn cuối của quá trình vận hành cũng như trong thời kỳ sau đóng bãi, cácchương trình quan trắc khí nên tập trung vào nơi phát thải khí ở các miệng ống thoát và cả vùngkhông khí xung quanh. Cóthể sử dụng đầu dokhí hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, máy phát hiện khí sẽ được lắp đặt

Mạnglưới quan trắc được bố trí sao cho có thể phát hiện và tính toán được các khí phátsinh đến môi trường. Cóthể bố trí một sốtrạm quan trắc ở quanh bãi chôn lấp theo các hướnggió chủ đạo (ở đầu và cuối hướng gió);một trạm tại khu vực hoạt động củn bãi chôn lấp và một số trạm tại đầu xả củacác ống tà khí.

Chếđộ quan trắc (khi chưa có trạm tự động): 1 tháng/1ần.

Cácchỉ tiêu quan trắc, ngoài các chỉ tiêu quy định theo TCVN 5937 - 1995, cần đo đạc và xácđịnh thêm một số khí thải khác có khả năng phát sinh do tính chất của bãi chônlấp chất thải nguy hại.

4.7.7.Giám sát chung.

Ngoàinhững quan trắc trên, trong quá trình xây dựng, vận hành, đóng bãi và sau đóngbãi cần giám sát: an ninh (tình trạng rào chắn, biển báo, cổng ra vào, hệ thốngđiện chiếu sáng...), sự phát triển của lớp phủ thực vật trên mặt, tình trạngthoát nước, kênh dẫn nước rác, thời tiết...vv

Đơnvị quản lý bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải báo cáo 6 tháng một lần về hiệntrạng chất lượng môi trường của bãi chôn lấp cho các cơ quan quản lý nhà nướcvề môi trường. Tài liệu báo cáo gồm các kết quả đo đạc, quan trắc phải có cácbáo cáo về địa chất thủy văn, địa chất công trình, thuyết minh chi tiết hoạtđộng các hệ thống chống thấm, kế hoạch thu gom nước rò rỉ, thoát khí, độ đốc.

Thiếtbị đo và phương pháp đo cần phải thống nhất, tùy theo sự tiến bộ của khoa họckỹ thuật, các trạm đo có thể được trang bị tự động hóa và nôi mạng chung vớiphòng điều hành của bãi.

Hướngdẫn cho Mục 4.7:

Trướckhi xây dựng bãi chôn lấp chất thải nguy hại, cần có một báo cáo đánh giá tácđộng môi trường theo Thông tư số 490/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngvề việc hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối vớicác dự án đầu tư. Bản báo cáo này sẽ được coi là tài liệu tham chiếu cho cáchoạt động quan trắc tiếp theo.

Chủsở hữu hoặc người quản lý bãi chôn lấp cần tiến hành một chương trình quan trắcmôi trường cho cả giai đoạn vận hành và hậu đóng bãi theo đúng quy định nêutrong Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chương trình này tập trung vào cácchuyển động vật lý của bãi chồn lấp, rò rỉ nước từ chất thải nguy hại, phátthải khí, môi trường nước mặt, ngầm. Cần lưu ý và liên hệ tất cả các số liệuquan trắc của giai đoạn vận hành và hậu đóng bãi.

Trướckhi vận hành cần xem xét, xây dựng các tiêu chuẩn quan trắc. Trong trường hợpcác kết quả quan trắc không đáp ứng những tiêu chuẩn này, một kế hoạch phụchồi, khắc phục cần được triển khai như đã đề cập trong kế hoạch ứng phó sự cố.

Tấtcả các kết quả đo đạc và quan trắc cần được báo cáo một cách thường xuyên vàđịnh kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Ngoài các kết quả đođạc, cần phải có thuyết minh chi tiết về tình hình hoạt động của các hệ thốngchống thấm, hệ thống thu gom rác rò rỉ, thoát khí....

Thiếtbị đo, phương pháp quan trắc, điểm quan trắc cần phải nhất quán trong toàn bộquá trình quan trắc. Cósự thay đổi trừphi chứng minh là chúng tốt hơn.

4.8. Kiểm tra chất lượng các hạng mục về mặt môi trường.

Việckiểm tra chất lượng các hạng mục về mặt môi trường nhằm đảm bảo việc thi công,thực hiện các hạng mục xây dựng bãi chôn lấp chất thải nguy hại đảm bảo đúngthiết kế và đánh giá tác động môi trường, hạn chế tối đa sự rò rỉ chất thảinguy hại ra môi trường bên ngoài.

Cầntiến hành công tác kiểm tra về mặt môi trường trường xuyên trong xây dựng, vậnhành, đóng bãi và hậu đóng bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Trong số các hạngmục phải kiểm tra chất lượng về môi trường cần đặc biệt chú ý kiểm tra hệ thốngchống thấm, hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ (nếu lắp đặt tại bãi); hệthống thoát khí cũng như toàn bộ mạng quan trắcmôi trường.

Côngtác kiểm tra phải được tiến hành ở cả hiện trường và trong phòng thí nghiệm, đúng hạng mục và phù hợpvới từng thời điểm cần thiết nhằm đảm bảo sao cho những vật liệu và thiết bị sửdụng trong khu hoạt động của bãi chôn lấp chất thải nguy hại đáp ứng đúng Tiêuchuẩn Việt Nam về môi trường.

Cáccán bộ chuyên môn phụ trách công tác kiểm tra và giám sát chất lượng môi trườngcần phải ghi chép và có báo cáo kết quả bằng văn bản sau mỗi giai đoạn, hạngmục đầu tư xây dựng, vận hành cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường nhằmphát hiện kịp thời các sai phạm tiêu chuẩn môi trường trong việc thiết kế, xâydựng, vận hành và đóng bãi chôn lấp và đề ra các biện pháp khắc phục.

Cáctrang thiết bị sử dụng để kiểm tra chất lượng môi trường phải đảm bảo quy chuẩnQuốc gia và Quốc tế.

Côngtác kiểm tra chất lượng cần phải được thực hiện bởi những chuyên gia có chuyênmôn cao về lĩnh vực đó.

Hướng dẫn cho Mục 4.8:

Cầnthực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm tra chất lượng các hạng mục công trình vềmặt môi trường một cách khách quan, độc lập bằng các trang thiết bị chuẩn trongsuốt quá trình xây dựng, vận hành và đóng bãi chôn lấp chất thải nguy hại. Kếtquả kiểm tra phải được báo cáo thường xuyên sau mỗi giai đoạn, hạng mục đầu tưxây dựng cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Phần 5

GIAI ĐOẠN ĐÓNG BÃI VÀ SAU ĐÓNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢINGUY HẠI

5.1. Tổng quan.

Việcđóng bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần được thực hiện khi:

Lượngchất thải nguy hại đã được chôn lấp trong bãi chôn lấp đạt được thể tích lớnnhất như thiết kế kỹ thuật.

Chủvận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại không có khả năng tiếp tục vận hànhbãi chôn lấp

Đóngbãi chôn lấp vì các lý đo đặc biệt khác.

Trongmọi trường hợp, chủ vận hành bãi chôn lấp phải gửi công văn tới cơ quanquản lý nhà nước về môi trường để thông báo thời gian đóng bãi chôn lấp.

Thôngthường, kế hoạch đóng bãi và hậu đóng bãi chôn lấp cần được soạn thảo ngay từgiai đoạn đầu của việc lập kế hoạch cho dự án. Bằng cách đưa kế hoạch đóng bãivào thiết kế bãi chôn lấp ngay từ đầu. Kế hoạch phát triển bãi chôn lấp phảiphù hợp với các yêu cầu đóng bãi và bảo dưỡng dài hạn khi bãi chôn lấp đã đượcsử dụng hết.

Hướng dẫn cho Mục 5.l:

Bãichôn lấp chất thải nguy hại cần được đóng bãi khi lượng chất thải nguy hại đãđạt thể tích như thiết kế kỹ thuật hoặc chủ vận hành không có khả năng tiếp tụcvận hành bãi chôn lấp hoặc vì các lý do đặc biệt khác, Chủ vận hành cần phảithông báo thời gian và kế hoạch đóng bãi chôn lấp cho các cơ quan quản lý nhà nướcvề môi trường biết.

Kếhoạch đóng bãi và sau đóng bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần được chuẩn bị vàđưa vào ngay từ giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế bãi chôn lấp. Tuy nhiên, kếhoạch này cần được cập nhập điều chỉnh hoặc bổ sung cho phù hợp với những biếnđổi trong quá trình xây dựng và vận hành bãi chôn lấp.

5.2. Đóng bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

Việcđóng bãi chôn lấp chất thải nguy hại được thực hiện bằng cách tiến hành phủ cáclớp phủ trên bề mặt các chất thải nguy hại các lớp đất và chống thấm khác nhaunhư đã nêu ở mục d của 3.2.4.2. của bản Hướngdẫn. Trong trường hợp bãichôn lấp lớn thườngphải tiến hành song song việc vận hành bãi chôn lấp với việc xây dựng các ô chôn lấp mới, đóng bãi các ô đã đầy chất thải nguy hại. Vìvậy, các công việc đều phải tuân thủ các quy định đối với từng lớp phủ như đãnêu trong Hướng dẫn.

Cácyêu cầu đóng bãi cần phải đảm bảo tính nguyên vẹn và an toàn của bãi chôn lấp đượcduy trì trong một thời gian dài. Đồng thời cần phải tính sao cho có thể giảmthiểu được công tác bảo dưỡng sau khi đóng bãi.

Khikết thúc việc đóng bãi, mọi thiết bị được sử dụng tại khu vực hoạt độngcủa bãi chôn lấp cần được tẩy rửa sạch cặn và nước thải của quá trình tẩy rửaphải được xử lý như chất thải nguy hại. Hướng dẫn cho Mục 5.2:

Việcđóng bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần được phủ đầy đủ các lớp chống thấm,lớp đất theo đúng yêu cầu thiết kế kỹ thuật như đã nêu ở mục d của 3.2.4.2 và phải caocho đảm bảo:

Giảmthiểu nhu cầu bảo dưỡng tiếp theo;

Kiểmsoát sự rò rỉ các chất ônhiễm ra môi trườngxung quanh.

Khikết thúc công tác đóng bãi chôn lấp chất thải nguy hại, tất cả các trang thiếtbị sử dụng tại bãi chôn lấp (trừ các thiết bị quan trắc) phải được tẩy rửa sạchsẽ hoặc thải bỏ theo cách thích hợp nhất và nước thải phải được xử lý như chấtthải nguy hại.

5.3.Bảo dưỡng trong giai đoạn sau đóng bãi.

Trongthời hạn 3 - 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp, chủ vận hành bãi chôn lấpphải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về hiện trạng của bãi chôn lấp. Báo cáonày phải do một tổ chức chuyên môn độc lập về môi trường thực hiện, bao gồm cácnội dung sau:

Tìnhtrạng hoạt động, khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấpchất thải nguy hại, bao gồm: hệthống chống thấm, hệ thống thu gom và xử lý nước rác rò rỉ, hệ thống ngăn nướcmặt, hệ thống lớp phủ bề mặt, hệ thống thoát khí...VV.

Kếtquả quan trắc chất lượng nước (nước rò rỉ, nước mặt, nước ngầm), khí và cácgiám sát khác

Nêunhững thuận lợi, khó khăn và kiến nghị với cơ quan thẩm quyền để phối hợp giảiquyết.

Saukhi đóng bãi chôn lấp vẫn không nên cho phép người và súc vật vào bãi chôn lấp,đặc biệt tại những nơi thu gom khí, nước rò rỉ. Cần thiết lập hệ thống biển báovà chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp.

Hướng dẫn cho Mục 5.3:

Chươngtrình bảo dưỡng thời kỳ sau đóng bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần duy trìcác nội dung:

Duytrì chức năng và tính nguyên vẹn của lớp phủ bề mặt bãi chôn lấp;

Duytrì và vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải, khí thải, các hệ thống xửlý khác; Bảo vệ và bảo dưỡng các điểm thoát khí, quan trắc nước mặt, nước ngầm.

Kiểmsoát việc ra, vào sau đóng bãi.

Chủvận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải lập báo cáo hiện trạng bãi chônlấp sau khi đóng bãi. Báo cáo này sẽ được gửi tới các cơ quan quản lý nhà nướcvề môi trường trong thời gian 3 - 6 tháng kể từ ngày đóng bãi.

5.4. Lưu giữ các tài liệu về bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

Tấtcả các tài liệu liên quan từ khi khảo sát, thiết kế xây dựng, vận hành, quantrắc, đóng bãi và sau đóng bãi, đặc biệt tài liệu quan trắc phải được lưu giữvô thời hạn. Các tài liệu này là cơ sở cho việc xử lý bãi chôn lấp khi xảy racác sự cố hoặc tái sử dụng đất. Các tài liệu này sẽ được nhân bản và lưu giữtại đơn vị vận hành bãi chôn lấpchất thải nguy hại và tại cơ quan chính quyền địa phương hoặc trung ương chiutrách nhiệm ra quyết định về hoạt động, đóng bãi, sau đóng bãi chôn lấp chấtthải nguy hại.

Hướng dẫn cho Mục 5.4:

Cầnlưu giữ vô thời hạn tất cả các tài liệu liên quan từ khi khảo sát lựa chọn,thiết kế xây dựng đến khi đóng bãi và sau đóng bãi chôn lấp, đặc biệt các tàiliệu quan trắc môi trường tại đơn vị vận hành bãi chôn lấp và các cơ quan địaphương hoặc trung ương chịu trách nhiệm ra quyết định về hoạt động, đóng bãichôn lấp chất thải nguy hại.

Phần 6

CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC

HIỆN DỰ ÁN BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI NGUY HẠI

1.Xác định lượng, thành phần và tính chất chất thải nguy hại;

2.Xác định các biện pháp xử lý;

3:Đánh giá khối lượng rác được xử lý hoặc chôn lấp tại bãi chôn lấp;

4.Lựa chọn và đánh giá địa điểm bãi chôn lấp (đặc điểm địa hình, địa chất, địachất thủy văn, địa chất công trình, sinh thái...)

5.Quan trắc môi trường

6.Thiết kế khả thi/tính toán giá thành; phân kỳ đầu tư;

7.Xác định cơ cấu tổ chức thực hiện;

8.Các quy định, tiêu chuẩn;

9.Lấy ý kiến cộng đồng;

10.Đánh giá tác động môi trường;

11.Thiết kế chi tiết;

12.Xin Giấy phép xây dựng;

13.Xây dựng (đồng thời tất cả các hạng mục của bải chôn lấp chất thải nguy hại)các ô chôn lấp xây dựng theo phương pháp cuốn chiếu);

14.Kiểm soát chất lượng và báo cáo

15.Trình cơ quan có thẩm quyền và xin giấy phép hoạt động

16.Vận hành bãi chôn lấp

17.Gửi báo cáo thường kỳ tới các cơ quan chức năng nhà nước về bảo vệ môi trường

18.Đóng cửa bãi chôn lấp

19.Sau đóng bãi chôn lấp (bao gồm cả quan trắc và trách nhiệm pháp lý)./.

 

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Phạm Khôi Nguyên