Sign In

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc thanh toán các khoản công nợ thuộc kinh phí chi viện Miền Nam năm 1975

___________________________

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam năm 1975, ở các Bộ, các ngành đã phát sinh những khoản công nợi thuộc kinh phí chi viện miền Nam đến nay chưa được thanh toán, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thanh toán các khoản công nơi đó như sau:

I. Nguyên tắc là tất cả những khoản công nợ phát sinh do mua thiết bị, vật tư, hàng hoá để chi viện cho miền Nam theo chỉ tiêu kế hoạch chi viện năm 1975 của Nhà nước đã được thực hiện trong năm đó thì đều được Bộ Tài chính xét cấp kinh phí để thanh toán; còn công nợ phát sinh do giao dịch mua bán giữa các đơn vị kinh doanh ở hai miền Bắc, Nam với nhau thì do các đơn vị đó phải tự thanh toán cho nhau bằng vốn từ có của mình.

Các khoản công nợ thuộc kinh phí chi viện cho miền Nam có thể phân ra làm hai loại sau đây:

1. Những khoản công nợ mà ngân sách trung ương còn phải cấp tiếp để thanh toán hành chi viện miền nam gồm có:

- Nợ về cung ứng thiết bị, vật tư hàng hoá trong nước đã chuyển vào miền Nam trong năm 1975 theo kế hoạch chi viện của Nhà nước, nhưng cơ quan đơn vị  gửi hàng chưa nộp chứng từ cho Bộ tài chính để được thanh toán bằng kinh phí chi viện miền Nam trong năm 1975, nay ngân sách trung ương cấp phát kinh phí để thanh toán trên cơ sở những chứng từ giao nhận hàng hoá có cơ quan tài chính  Nhà nước sở tại miền Nam xác nhận là đã thu số tiền hàng chi viên hay vào ngân sách rồi.

Về hàng nhập khẩu đưa vào miền Nam trước ngày 1/11/1975, nếu được cơ quan tài chính Nhà nước sở tại miền Nam xác nhận đã thu vào ngân sách số tiền hàng nhập khẩu mà người gửi hàng ở miền Bắc chưa được thanh toán, thì nay, người gửi hàng cũng được ngân sách trung ương cấp phát để thanh toán đối với hàng nhập mậu dịch, và ghi thu ghi chi đối với hàng nhập viện trợ, vay nợ.

Đối với thiết bị, vật tư, hàng hoá trong nước cũng như đối với hàng nhập đưa vào miền Nam trước ngày 1/11/1975, nếu có trường hợp chính quyền địa phương đã thực nhập hàng và đã sử dụng, nhưng chưa thanh toán cho bên bán (kể cả hình thức thanh toán bằng đổi hàng), chưa ghi thu vào Ngân sách địa phương, thì nay, Sở Tài chính căn cứ vào chứng từ đối chiếu thanh toán để ghi thu chi bổ sung ngân sách và làm thủ tục xác nhận cho bên giao hàng, và đề nghị ngân sách trung ương xét cấp kinh phí thanh toán.

- Nợ về xây dựng cơ bản đối với khối lượng công trình đã hoàn thành đến ngày 21/12/1975 nhưng  ngân sách trung ương chưa cấp đủ và chưa ghi vào dự toán ngân sách năm 1976 của ngành hay của địa phương.

Những thiết bị vật tư, hàng hoá do các ngành, các địa phương tự quyết định đưa vào miền Nam để tặng hoặc đổi bán lấy tiền mua sắm thiết bị, vật tư thuộc nhu cầu riêng ngành mình, cơ quan mình như nhà cửa, ô tô, đồ dùng vv.... thì khô do ngân sách trung ương cấp phát để thanh toán mà các ngành, các địa phương phải thanh toán bằng vốn tự có.

2. Những khoản do ngân sách Nhà nước đã cấp kinh phí chi viện cho miền Nam, những cơ quan, đơn vị không chi hết, nay phải nộp lại ngân sách Nhà nước. Những khoản này gồm có.

- Tiền tạm ứng của các Bộ, các ngành  cho các cơ quan, đơn vị thuộc nhưng không sử dụng hết.

- Tiền gửi ở Ngân hàng hoặc tiền mặt tồn quỹ.

- Những thiết bị vật tư, hàng hoá đã được thanh toán bằng kinh phí chi viện miền Nam, nhưng đến ngày 31/12/1975 còn tại kho ở miền Bắc (kể cả sản phẩm dở dang chưa giao) như thuốc men, dụng cụ y tế của quốc doanh y vật liệ, thiết bị máy móc, vật tư chuyên dùng ở Bộ Văn hoá, Uỷ ban nông nghiệp trung ương (cũ); Tổng cục Thông tin, Tổng cục Bưu điện, Tổng cục Thuỷ sản (cũ), Tổng cục Lâm nghiệp (cũ), vv....

- Những thiết bị, vật tư, hàng hoá đã chuyển vào miền Nam và đã được thanh toán bằng kinh phí chi viện miền Nam (kể cả hàng nhập thẳng vào cảng Sài gòn, Đà nẵng),  nhưng  lại giao cho các cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân ở miền Nam (Đoàn 559,Đoàn 773, Tổng cục Hậu cần), hoặc lại chuyển  ra miền Bắc giao lại cho các đơn vị kinh doanh như phân đạm của Uỷ ban Nông nghiệp trung ương, xăng dầu của Bộ Vật tư, gạo, bột mỳ của Bộ Lương thực thực phẩm, hàng bách hoá của Bộ Nội thương.

- Hàng chuyển vào miền Nam, sau khi chế biện lại chuyển ra miền Bắc như lúc mỳ nhập vào Sài gòn xay thành bột mỳ, rồi chuyển ra miền Bắc.

II. Để thực hiện thanh toán dứt điểm các khoản công nợ thuộc kinh phí chi viện miền Nam trong một thời gian ngắn, Bộ Tài chính lưu ý các Bộ, các ngành, các địa phương mấy điểm sau đây:

1.Đối với những khoản phải thu nộp ngân sách Nhà nước, thì các Bộ, các ngành trong khi chỉ đạo lập quyết toán kinh phí chi viện miền Nam năm 1975 phải nắm tình hính, xác định cụ thể từng khoản và đôn đốc nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước.

2.Đối với những khoản mà ngân sách Nhà nước còn phải cấp thêm kinh phí để thanh toán, thì các Bộ, các ngành, các địa phương phải đối chiếu, kiểm tra kỹ các tài liệu có  liên quan như chỉ tiêu chi viện miền Nam năm 1975 đã được Nhà nước duyệt, số kinh phí đã được cấp phát, số kinh phí đã sử dụng, số thiết bị,  vật tư, hàng hoá đã thực giao có sự xác nhận của cơ quan tài chính Nhà nước nở tại ở miền Nam, xác định số còn phải xin Ngân sách Nhà nước cấp thêm, rồi báo cáo đề nghị Bộ Tài chính cấp kinh phí để thanh toán.

Nhận được hồ sơ trên đây, Bộ Tài chính (Bộ phận thanh toán của Ban B cũ) có nhiệm vụ đối chiếu, xác nhận các khoản công nợ rồi chuyển đến các Vụ quản lý tài vụ chuyển ngành của Bộ Tài chính để xét và cấp phát kinh phí. Số chi về loại kinh phí này ghi vào loại 6 khoản 64 hạng 6 và cấp bằng hạng mức. Còn các khoản công nợ phải trả cho địa phương, thì sẽ do Vụ quản lý Ngân sách địa phương cấp và ghi vào loại 6 khoản 64 hạng 6 của ngân sách trung ương.

Đối với những khoản nợ về xây dựng cơ bản, Vụ quản lý Ngân sách địa phương của Bộ Tài chính chuyển kinh phí cho Ngân hàng kiến thiết trung ương để thanh toán thể lệ cấp vốn xây dựng cơ bản.

3. Đối với những thiết bị, vật tư, hàng hoá chi viện cho miền Nam trong danh mục chi viện miền Nam tồn kho ở miền Bắc đến cuối ngày 31/12/1975, thì các cơ quan có kho hàng loại này phải kiểm kê, đối chiếu với sổ sách xuất nhập, xác định số  còn lại, và chuyển giao cho các ngành chuyên doanh. Khi giao phải lập biên bản, chứng từ giao nhận và làm thông báo đòi nợ thành 3 bản: 1  bản giao nhận loại hàng này là cơ quan sự nghiệp, thì dùng kinh phí sự nghiệp của mình để thanh toán; nếu là đơn vị sản xuất, kinh doanh, thì dùng vốn sản xuất kinh doanh của mình để thanh toán, nộp vào  Ngân sách Nhà nước (vào tài khoản 650, loại 5, khoản 116, hạng 4).

- Đối với những bị, vật tư , hàng hoá đã được thanh toán bằng kinh phí chi viện miền Nam và giao cho các cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân Việt nam ở miền Nam, hoặc không sử dụng ở miền Nam, không thu vào ngân sách ở miền Nam mà chuyên trở ra miền Bắc, thì Bộ Tài chính (bộ phận thanh toán của Ban B cũ) phải căn cứ vào các tài liệu có sự xác nhận của nơi giao hàng, 1 bản gửi cho Bộ chủ quản và 1 bản gửi cho Vụ quản lý Ngân sách Nhà nước. Các cơ quan, các đơn vị nhận hàng, khi nhận được thông báo nợ, phải kịp thời trích tài khoản của mình để nộp vào Ngân sách Nhà nước vào tài khoản 650, loại 5, khoản 116, hạng 4. Tiền nợ của cơ quan, đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng thanh toán.

Trên đây là những quy định cụ thể về việc thanh toán công nợ thuộc kinh phí chi viện miền Nam phát sinh từ trước ngày 31/12/1975.

Kể từ đầu năm 1976 trở đi, hàng hoá, vật tư, thiết bị chi viện cho miền Nam đều phải được thanh toán theo quan hệ mua bán.

Riêng đối với hàng hoá nhập khẩu vào miền Nam, theo thông tư liên ngày Tài chính, Ngoại thương và Ngân hàng số 14/LN ngày 29/5/1976, thì phải được thanh toán theo quan hệ mua bán kể từ ngày 1/11/1975.

Trong khi thi hành thông tư này, các Bộ, các ngành, các địa phương gặp khó khăn, trở ngại gì, thì phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính biết để nghiên cứu giải quyết.

Bộ Tài chính

Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trịnh Văn Bính