• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/05/1949
BỘ QUỐC PHÒNG
Số: 98/NĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 4 tháng 7 năm 1949

NGHỊ ĐỊNH CỦA BỘ QUỐC PHÒNG

Ấn định chế độ nhân viên Bộ Quốc phòng

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Chiểu Sắc lệnh số 50-SL ngày 18/6/1949 tổ chức Bộ Quốc phòng;

Chiển nghị định số 57-NĐ/CB ngày 16/8/1947 ấn định chế độ nhân viên quốc phòng;

Theo đề nghị của Đổng lý Quân vụ và Đổng lý sự vụ;

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. - Nhân viên quốc phòng được hưởng chế độ ấn định trong nghị định này.

CHƯƠNG I

Các ngạch - lương bổng và phụ cấp

Điều 2. - Nhân viên quốc phòng sẽ xếp vào các ngạch

1. Ngạch giám sự

2. Ngạch kiểm sự

3. Ngạch tham sự

4. Ngạch cán sự

5. Ngạch tá sự

Mỗi ngạch chia thành 10 câp, mỗi cấp xếp vào một bậc trong thang lương bổng chung ấn định như sau:

Các ngạch, cấp

Lương chính hàng tháng

 

Cấp 10......................................................................................... 25

1.125,00

 

Cấp 9........................................................................................... 24

1.050,00

 

Cấp 8........................................................................................... 23

985,00

 

Cấp 7

Cấp 10........................................................................... 22

920,00

 

Cấp 6

Cấp 9............................................................................. 21

855,00

 

Cấp 5

Cấp 8............................................................................. 20

790,00

 

Cấp 4

Cấp 7............................................................................. 19

740,00

 

Cấp 3

Cấp 6

Cấp 10............................................................. 18

690,00

 

Cấp 2

Cấp 5

Cấp 9............................................................... 17

640,00

Giám sự

Cấp 1

Cấp 4

Cấp 8............................................................... 16

590,00

 

 

Cấp 3

Cấp 7

Cấp 10............................................. 15

540,00

 

 

Cấp 2

Cấp 6

Cấp 9............................................... 14

505,00

 

Kiểm sự

Cấp 1

Cấp 5

Cấp 8............................................... 13

470,00

 

 

 

Cấp 4

Cấp 7............................................... 12

435,00

 

 

 

Cấp 3

Cấp 6............................................... 11

400,00

 

 

 

Cấp 2

Cấp 5

Cấp 10............................... 10

365,00

 

 

Tham sự

Cấp 1

Cấp 4

Cấp 9................................... 9

340,00

 

 

 

 

Cấp 3

Cấp 8................................... 8

315,00

 

 

 

 

Cấp 2

Cấp 7................................... 7

290,00

 

 

 

Cán sự

Cấp 1

Cấp 6................................... 6

265,00

 

 

 

 

 

Cấp 5................................... 5

240,00

 

 

 

 

 

Cấp 4................................... 4

225,00

 

 

 

 

 

Cấp 3................................... 3

210,00

 

 

 

 

 

Cấp 2................................... 2

195,00

 

 

 

 

Tá sự

Cấp 1................................... 1

180,00

 

 

 

 

 

 

 

Điều 3. - Số lương chính hàng tháng có thể tăng lên theo một tỷ lệ do nghị định ấn định hàng tháng, hàng năm, căn cứ vào giá sinh hoạt. Riêng về năm 1949, thì kể từ ngày thi hành nghị định này đến ngày 31/12/1949 tỷ lệ ấy ấn định là 40% lương chính.

Điều 4. - Ngoài lương chính và tỷ lệ tăng, nhân viên quốc phòng còn được hưởng phụ cấp sau này:

 

1. Phụ cấp gia đình:

Vợ 50đ.00 một tháng

 

Con 40đ.00 một tháng.

 

2. Phụ cấp đắt đỏ, tính theo giá gạo:

Từ 301đ đến 350đ.00 ...................10đ.00

Từ 351đ đến 1.000đ mỗi lần giá gạo tăng từ 1đ đến 50đ thì phụ cấp sẽ tăng.......................................................10đ.00

Phụ cấp đắt đỏ tính cho gia đình nhân viên như sau này:

Vợ: Một nửa phụ cấp của chồng

Mỗi con: Một phần tư phụ cấp của bố hoặc của mẹ

3. Phụ cấp khu vực (tính theo khu vực do nghị định liên bộ Nội vụ - Y tế ấn định)

Khu vực 1....................................60đ một tháng

Khu vực 2................................... 40đ một tháng

Khu vực 3....................................20đ một tháng

Phụ cấp khu vực chỉ cấp cho nhân viên, còn gia đình không được hưởng.

Điều 5. - Phụ cấp gia đình và phụ cấp đắt đỏ chỉ cấp cho vợ chính thức và cho con chính thức dưới 16 tuổi. Từ 16 đến 18 tuổi nếu còn đi học mà không đuợc nhà trường cấp dưỡng hay bị tàn tật không làm ăn được mới được hưởng phụ cấp.

Con trên 18 tuổi không được hưởng phụ cấp nữa.

Đối với nhân viên có nhiều vợ thì phụ cấp cho người đứng hàng vợ cả.

Trong trường hợp hai vợ chồng đều là công chức người chồng không được hưởng phụ cấp gia đình và phụ cấp đắt đỏ cho vợ. Phụ cấp con sẽ trả cho chồng.

Điều 6. - Nhân viên phụ nữ mà chồng không giữ một chức vụ được hưởng lương bổng của Chính phủ thì được lĩnh phụ cấp cho con. Nếu chồng bị tàn tật, không làm ăn được thì được lĩnh cả phụ cấp cho chồng nữa (tính như phụ cấp vợ đối với chồng).

Phụ cấp gia đình, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp khu vực tính tròn từng tháng.

Điều 7. - Nhân viên quốc phòng nhập ngũ sẽ hưởng một chế độ ấn định sau.

CHƯƠNG II

1. Việc tuyển nhân viên

Điều 8. - Nhân viên ngạch từ cán sự trở lên sẽ do nghị định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tuyển. Nhân viên ngạch tá sự sẽ do quyết định của Cục trưởng hoặc Giám đốc Nha tuyển. Quyết định này phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duyệt y rồi mới thi hành.

Nhân viên ngạch Tá sự ở Bộ sẽ tuyển theo Quyết định của Đổng lý sự vụ nếu giữ việc ở các Phòng sự vụ và của Đổng lý quân vụ nếu giúp việc ở các Phòng quân vụ và Văn phòng.

Điều 9. - Muốn được tuyển làm nhân viên quốc phòng cần có những điều kiện sau này:

- Có quốc tịch Việt Nam,

- Từ 18 tuổi trở lên,

- Không mất quyền công dân và có hạnh kiểm tốt,

- Đủ điều kiện văn hoá hoặc năng lực nói ở điều 10 dưới đây,

- Có giấy của bác sĩ hoặc y sĩ chứng nhận đủ sức khoẻ làm việc,

Điều 10. - Việc tuyển nhân viên vào các ngạch sẽ căn cứ vào trình độ văn hoá hay năng lực trong công việc. Nhân viên có thể lựa tiêu chuẩn lợi nhất cho việc xếp ngạch cấp của mình.

Về trình độ văn hoá thì sẽ theo những tiêu chuẩn sau đây:

Ngạch giám sự cấp 1: bằng tiến sĩ, bác sĩ hoặc tương đương.

Những người có trình độ tương đương với bằng cấp Luật khoa và Y khoa thạc sĩ, kỹ sư cao cấp sẽ được tuyển ngay vào cấp 4.

Ngạch kiểm sự cấp 1: bằng cử nhân hoặc tương đương.

Ngạch tham sự cấp 1: trình độ trung cấp hoặc tương đương.

Ngạch cán sự cấp 1: bằng trung học phổ thông hoặc tương đương.

Ngạch tá sự: nhứng người có bằng tiểu học cơ bản sẽ được tuyển ngay vào cấp 2.

Về năng lực thì sẽ theo những tiêu chuẩn sau đây:

Ngạch giám sự: những người có năng lực điều khiển công việc có tính cách toàn quốc.

Ngạch kiểm sự: những người có năng lực điều khiển một sở hoặc một ngành chuyên môn phạm vi tương đương với phạm vi một sở.

Ngạch tham sự: những người có năng lực điều khiển một phòng.

Ngạch cán sự: những người có năng lực công việc có tính cách thừa nhận.

Ngạch tá sự: những người có năng lực giúp đỡ những nhân viên thừa hành.

Việc xếp cấp căn cứ vào năng lực sẽ tuỳ trường hợp quyết định.

Điều 11. - Trước khi được tuyển vào chính ngạch, nhân viên phải quan một thời kỳ tập sự từ sáu tháng đến một năm.

Trong thời kỳ tập sự, nhân viên sẽ tuỳ trường hợp được xếp vào cấp dưới cấp mình được tuyển hoặc vào cấp cuối cùng của ngạch.

Hết thời kỳ tập sự nhân viên sẽ chính thức xếp vào ngạch và có thể:

1. Thăng lên cấp trên

2. Cứ ở cấp cũ

3. Xếp xuống một cấp hoặc ngạch dưới.

Điều 12. - Nhân viên trưng tập sẽ được xếp vào ngạch cấp với những nhân viên có trình độ văn hoá hay năng lực tương đương trong thời kỳ tập sự. Nếu thời hạn trưng tập quá một năm thì tuy vẫn giữ chế độ trưng tập, nhưng về phương diện ngạch cấp, thời hạn một năm đó sẽ kể như thời hạn tập sự để thăng lên cấp trên.

Hết hạn trưng tập nếu tình nguyện vào chính ngạch thì nhân viên vẫn ở cấp cũ của mình theo chế độ chung.

Điều 13. - Thương binh Cựu binh, muốn xin tuyển, sẽ được quyền ưu tiên, nếu đủ điều kiện và năng lực hoặc trình độ văn hoá.

Điều 14. - Việc tuyển dụng những đồng bào miền núi sẽ tuỳ trường hợp quyết định.

Điều 15. - Những nhân việc của các bộ khác, hoặc nhân viên Bộ Quốc phòng đã thôi việc trong một thời gian xin tuyển lại nếu đủ điều kiện được chấp nhận, sẽ tuỳ theo năng lực được xếp vào ngạch mới có một cấp tương đương với ngạch cấp cũ của mình.

Nếu tuyển để làm một công việc khác hẳn với chức vụ cũ của mình thì theo chế độ chung.

2. Thăng thưởng - chuyển ngạch - bổ nhiệm - thuyên chuyển

Điều 16. - Hạn thâm niên tối thiểu để được thăng lên cấp trên là hai năm, trừ trường hợp tập sự nói ở Điều 11 và 12.

Điều 17. - Đối với những nhân viên có công trạng và thành tích đặc biệt thì có thể được đặc cách cho thăng cấp trước thời hạn thường lệ.

Điều 18. - Đối với những nhân viên tòng ngũ thì thời gian tái ngũ sẽ tính vào hạn thâm niên trong ngạch cấp của mình.

Nếu hạn thâm niên ấy được hai năm thì nhân viên được đương nhiên thăng lên cấp trên.

Điều 19. - Mỗi năm có 2 kỳ thăng thưởng vào ngày 6 tháng giêng là ngày kỷ niệm Tổng tuyển cử đầu tiên và ngày 19 tháng 8 là ngày kỷ niệm Cách mạng tháng tám.

Điều 20. - Hồ sơ thăng thưởng nhân viên từ ngạch Cán sự trở lên sẽ do một Hội đồng thăng thưởng xét. Hội đồng thăng thưởng gồm có:

1 Đại diện Bộ trưởng......................................Chủ tịch

1 Cục trưởng hay Giám đốc Nha...................hội viên

1 nhân viên lựa trong các ngạch từ

cán sự trở lên của các Nha và Cục................hội viên

Hội đồng này do nghị định Bộ trưởng cử. Ngoài ba nhân viên chính thức sẽ cử thêm ba nhân viên dự khuyết.

Hội đồng sẽ họp xét các đề nghị thăng thưởng rồi xếp những nhân viên đề nghị thành từng bảng theo thứ tự trên dưới, mỗi bảng riêng cho mỗi ngạch đệ trình Bộ trưởng xet và ra nghị định thăng thưởng.

Điều 21. - Hồ sơ thăng thưởng nhân viên ngạch tá sự sẽ do một hội đồng thăng thưởng xét.

Hội đồng thăng thưởng ở các phòng sự vụ sẽ do Đổng lý sự vụ ra quyết định cử và gồm có:

1 đại diện Đổng lý sự vụ..............................................................Chủ tịch

1 nhân viên ngạch cán sự trở lên..................................................hội viên

1 nhân viên ngạch tá sự lựa trong các phòng sự vụ .....................hội viên

Hội đồng thăng thưởng ở các phòng Quân vụ và Văn phòng sẽ do Đổng lý Quân vụ ra quyết định cử và gồm có:

1 đại diện Đổng lý quân vụ............................................................Chủ tịch

1 nhân viên ngạch cán sự trở lên lựa chọn trong các phòng Quân vụ hoặc Văn phòng.............................................................................................hội viên

1 nhân viên ngạch tá sự chọn trong các phòng Quân vụ

hoặc Văn phòng............................................................................hội viên

Hội đồng thăng thưởng ở mỗi Nha hay Cục sẽ do Giám đốc Nha hay Cục trưởng ra quyết định cử và gồm có:

1 đại diện Cục trưởng hay Giám đốc Nha ...................................Chủ tịch

1 nhân viên lựa trong các ngạch cán sự trở lên ở Cục hay Nha.....hội viên

1 nhân viên lựa trong các ngạch tá sự ở Cục hay Nha...................hội viên

Các quyết định cử Hội đồng này phải được Bộ trưởng duyệt y.

Hội đồng sẽ họp xét các đề nghị thăng thưởng rồi xếp những nhân viên được đề nghị thăng thưởng thành một bẳng theo thứ tự trên dưới, đệ trình Cục trưởng, Giám đốc Nha, Đổng lý Quân vụ hay Đổng lý sự vụ quyết định.

Quyết định phải được Bộ duyệt y rồi mới thi hành.

Điều 22. - Nhân viên ở bất cứ ngạch nào có thể xin qua một kỳ thi chuyên nghiệp để lên ngạch trên.

Cách thức, chương trình, việc giám khảo sẽ ấn định sau.

Điều 23. - Những nhân viên đã tuyển trước ngày ký nghị định này sẽ được chuyển sang ngạch, cấp mới, căn cứ vào những tiêu chuẩn đã nói trên.

Điều 24. - Hồ sơ chuyển ngạch các nhân viên từ cán sự trở lên sẽ do một hội đồng chuyển ngạch xét. Hội đồng chuyển ngạch gồm có:

1 đại diện Bộ trưởng..........................................................Chủ tịch

1 Cục trưởng hay giám đốc nha........................................hội viên

1 nhân viên từ cấp trưởng phòng trở lên của Bộ ............hội viên

2 nhân viên chọn trong các Cục và 2 nhân viên chọn trong các Nha từ cấp trưởng phòng trở lên........................................................hội viên

Hội đồng này đều do nghị định Bộ trưởng cử và ngoài 7 nhân viên chính thức sẽ cử thêm 7 nhân viên dự khuyết.

Những cuộc thảo luận của Hội đồng phải có từ 5 người trở lên tham dự mới có giá trị

Hội đồng sẽ họp xét các đề nghị, lập thành từng bảng danh sách chuyển ngạch, xếp theo thứ tự trên dưới mỗi bảng riêng cho mỗi ngạch đệ trình Bộ trưởng xét và ra nghị định chuyển ngạch.

Điều 25. - Hồ sơ chuyển ngạch các nhân viên ngạch tá sự sẽ do một hội đồng chuyển ngạch xét.

Hội đồng chuyển ngạch ở các Phòng sự vụ sẽ do quyết định của Đổng lý sự vụ cử và gồm có:

1 đại diện Đổng lý sự vụ..........................................................Chủ tịch

1 nhân viên chọn trong các cấp từ trưởng ban trở lên ở các phòng sự vụ......................................................................................................hội viên

1 nhân viên dưới cấp trưởng ban ở các phòng sự vụ................hội viên

Hội đồng chuyển ngạch ở các Phòng Quân vụ và Văn phòng sẽ do quyết định của Đổng lý Quân vụ cử gồm có:

1 đại diện Đổng lý Quân vụ.....................................................Chủ tịch

1 nhân viên chọn trong các cấp trưởng ban ở các Phòng quân vụ hay Văn phòng...............................................................................................hội viên

1 nhân viên dưới cấp trưởng ban ở các Phòng quân vụ hay văn phòng.................................................................................................hội viên

Hội đồng chuyển ngạch ở mỗi Cục hay Nha sẽ do quyết định của Cục trưởng hay Giám đốc Nha cử gồm có:

1 đại diện Cục trưởng hay Giám đốc Nha..............................Chủ tịch

1 nhân viên chọn trong các cấp từ Trưởng ban trở lên của Cục hay Nha....................................................................................................hội viên

1 nhân viên chon trong các cấp dưới Trưởng ban của Cục hay nha.....................................................................................................hội viên

Những quyết định của các Hội đồng này phải có Bộ trưởng duyệt y.

Hội đồng sẽ họp xét các đề nghị chuyển ngạch rồi xếp những nhân viên được đề nghị thành một bảng thao thứ tự từ trên dưới, đệ trình Cục trưởng, Giám đốc Nha, Đổng lý Quân vụ hay Đổng lý sự vụ quyết định. Quyết định này phải được Bộ trưởng duyệt y rồi mới thi hành.

Điều 26. - Việc bổ nhiệm, thuyên chuyển nhân viên các ngạch định như sau:

Nhân viên ngạch tá sự do Cục trưởng hay Giám đốc nha quyết định thuyên chuyển và bổ nhiệm. Khi thuyên chuyển từ Cục hoặc Nha sang Cục hoặc Nha khác thì phải do các Cục trưởng và Giám đốc Nha sở quản cùng quyết định.

Nhân viên ngạch cán sự và tham sự do Cục trưởng hay Giám đốc Nha quyết định thuyên chuyển và bổ nhiệm trừ trường hợp sau đây:

- Thuyên chuyển từ Cục hoặc Nha này sang Cục hoặc Nha khác sẽ do Cục trưởng hoặc Giám đốc Nha sở quản cùng quyết định.

Bổ nhiệm giữ chức điều khiển từ trưởng ban trở lên phải do Bộ trưởng quyết định.

Nhân viên ngạch kiểm sự và giám sự đều do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm và thuyên chuyển.

Những việc do Cục trưởng hoặc Giám đốc Nha quyết định ở cấp Cục hoặc Nha thì ở Bộ sẽ do Đổng lý sự vụ quyết định đối với các nhân viên thuộc các phòng sự vụ và sẽ do Đổng lý quân vụ quyết định đối với nhân viên thuộc Văn phòng và Phòng quản trị.

3. Nghỉ phép - thôi việc

Điều 27. - Mỗi năm không có gì cản trở cho công việc mỗi nhân viên có thể được nghỉ ba mươi ngày (30) lĩnh cả lương và mọi khoản phụ cấp, kể cả thời gian đi về từ nơi làm việc đến nơi nghỉ phép.

Điều 28. - Nhân viên đau yếu sẽ được vào điều trị ở các quân y viện, quân y xá và phải trả tiền sinh hoạt phí như quân nhân. Còn thuốc men thường dùng trong các bệnh viện và tiền ăn thêm, nếu y sĩ xét cần sẽ do công quỹ chịu.

Điều 29. - Có bệnh tật cần phải nghỉ thì theo đề nghị của y sĩ, những nhân viên đã làm việc được từ một năm trở lên có thể được nghị ba tháng lĩnh cả lương chính, tỷ lệ tăng và phụ cấp gia đình.

Hết ba tháng nếu xét cần phải nghỉ thêm nhân viên có thể được nghỉ ba tháng nữa, cũng lĩnh cả lương chính, tỷ lệ tăng và phụ cấp gia đình.

Qua hạn 6 tháng nếu chưa đi làm được thì nhân viên sẽ coi như nghỉ dài hạn không lương.

Đối với những nhân viên chưa làm việc được một năm thi khi đau yếu chỉ được nghỉ dưỡng bệnh lĩnh cả lương chính, tỷ lệ tăng và phụ cấp gia đình đến hai tháng là cùng.

Hết hai tháng, nếu chưa đi làm được sẽ coi như nghỉ dài hạn không lương.

Điều 30. - Nhân viên phụ nữ trong thời kỳ thai sản được nghỉ hai tháng lĩnh cả lương và mọi khoản phụ cấp.

Điều 31. - Nếu không có gì cản trở cho công việc, nhân viên có thể xin nghỉ dài hạn làm nhiều lần liên tiếp từ ba tháng đến ba năm (3). Trong thời kỳ nghỉ dài hạn nhân viên không được hưởng lương bổng. Sau 3 năm nếu nhân viên không xin tiếp tục công việc thì sẽ coi như từ chức.

Thời gian nghỉ dài hạn không kể vào thời gian thâm niên.

Điều 32. - Thể thức cho nghỉ cũng như thể thức tuyển vào ngạch

Điều 33. - Khi nhân viên từ trần trong thời kỳ tại chức thì thân nhân sẽ được trợ cấp như sau này:

Nếu nhân viên đã làm việc được từ 1 ngày đến 6 tháng thì số trợ cấp sẽ là nửa tháng lương chính và tỷ lệ tăng tháng cuối cùng làm việc và cứ mỗi lần thời gian làm việc của nhân viên thêm lên từ 1 ngày đến 6 tháng thì số tiền trợ cấp lại tăng thêm bằng nửa tháng lương chính và tỷ lệ tăng.

Số trợ cấp tối đa không được quá 6 tháng lương chính và tỷ lệ tăng.

Số tiền trợ cấp này chỉ cấp cho vợ (hay chồng). Nếu vợ chết thì cấp cho con; nếu không có vợ con thì cấp cho cha hoặc mẹ.

Đối với những nhân viên vì công vụ mà bị hy sinh tính mạng thì số trợ cấp cho thân nhân sẽ tăng gấp đôi thể lệ trên.

Điều 34. - Trừ trường hợp phạm tội, phạm kỷ luật mà bị bãi chức và trường hợp xin thôi việc mà được chấp nhận, những nhân viên thôi việc vì những lý do khác được hưởng một khoản trợ cấp tính bằng 1 tháng lương chính và tỷ lệ tăng nếu đã làm việc từ 1 năm trở xuống và bằng 2 tháng lương chính và tỷ lệ tăng nếu đã làm việc quá 1 năm.

CHƯƠNG III

Chế độ hưu bổng - hạn thâm niên

Điều 35. - Nhân viên quốc phòng sẽ theo chế độ hưu bổng chung. Trường hợp những người không đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu bổng sẽ giải quyết sau.

Điều 36. - Trong khi chờ đợi chế độ ấy, những nhân viên chính ngạch, không kể nhân viên tập sự và nhân viên trưng tập, sẽ phải nộp hàng tháng vào quỹ hưu bổng một số tiền hưu liễm bằng 10% lương chính, không kể tỷ lệ tăng hàng năm.

Điều 37. - Hạn thâm niên tính từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 là ngày tuyên bố Độc lập, hoặc từ ngày nhận việc nếu vào làm việc sau ngày 2 tháng 9 năm 1945.

CHƯƠNG IV

Kỷ luật

Điều 38. - Nhân viên Bộ quốc phòng nếu vô cớ bỏ việc sẽ coi như quân nhân đào ngũ và bị truy tố trước toà án binh.

Điều 39. - Nhân viên phạm kỷ luật có thể đưa ra trước một hội đồng kỷ luật.

Thành phần thủ tục làm việc và quyền hạn của hội đồng kỷ luật sẽ ấn định sau.

Nhân viên phạm lỗi có quyền được xem hồ sơ để tự bào chữa.

Điều 40. - Những nhân viên bị truy tố có thể bị huyền chức.

Nếu khi toà xử, nhân viên bị kết án thì việc huyền chức sẽ đổi ra bãi chức, kể từ ngày huyền chức.

Nếu được trắng án thì nhân viên có thể được truy lĩnh số tiền lương và phụ cấp từ khi bị huyền chức, trừ trường hợp tuy được miễn tố hay vô can về mặt pháp luật nhưng vẫn bị bãi chức hoặc bị một hình phạt gì khác về mặt kỷ luật.

CHƯƠNG V

Nhân viên tạm thời

Điều 41. - Trong trường hợp cần người giúp việc trong một thời gian, có thể tuyển nhân viên tạm thời.

Chế độ, thủ tục tuyển nhân viên tạm thời sẽ quy định sau.

CHƯƠNG VI

Điều khoản chung

Điều 42. - Nghị định này thi hành từ ngày 1/5/1949

Điều 43. - Nghị định số 57-NĐ/CB ngày 16/8/1947 và những thể lệ cũ trái với nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 44. - Đổng lý Quân vụ, Đổng lý Sự vụ Bộ Quốc phòng các Cục trưởng và Giám đốc Nha chiểu nghị định thi hành./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Tạ Quang Bửu

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.