• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 14/03/2000
BỘ THƯƠNG MẠI
Số: 1055/2000/TT-BTM/XNK
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2000

THÔNG TƯ
Về việc hướng dẫn thực hiện văn bản số 192/CP-KTTH ngày 29/2/2000
của Chính phủ, về việc điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón
 
Tiếp theo Quyết định số 237/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 về điều hành xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón năm 2000; ngày 29/2/2000 Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 192/CP-KTTH chỉ đạo một số vấn đề trong công tác điều hành;
Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể điểm 3 và điểm 4 của văn bản 192/CP-KTTH nêu trên như sau:
 
I. VỀ XUẤT KHẨU GẠO:
1. Điều chỉnh và bổ sung đầu mối xuất khẩu gạo:
a/ Các doanh nghiệp có đủ các điều kiện dưới đây được xét cho phép làm đầu mối xuất khẩu gạo:
Có giấy đăng ký kinh doanh lương thực và đã có quá trình kinh doanh lương thực từ 3 năm trở lên.
Đã đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
Có tình trạng tài chính lành mạnh.
Có khả năng huy động vốn để xuất khẩu tối thiểu 5000 tấn gạo/chuyến.
Có cơ sở xay xát, chế biến gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
b/ Các doanh nghiệp hội đủ các điều kiện trên gửi hồ sơ đề nghị làm đầu mối xuất khẩu gạo về Bộ Thương mại, gồm có:
Văn bản đề nghị của Uỷ ban dân dân tỉnh, Bộ hoặc cơ quan chủ quản của doanh nghiệp (do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố; Lãnh đạo Bộ hoặc cơ quan chủ quản xác nhận doanh nghiệp đã hội đủ các điều kiện làm đầu mối xuất khẩu gạo như qui định tại văn bản này).
Văn bản đề nghị của doanh nghiệp.
Đăng ký kinh doanh (bản sao hợp lệ).
Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu (bản sao hợp lệ).
Báo cáo Quyết toán 2 năm 1998-1999 được tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp độc lập xác nhận theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về kiểm toán độc lập.
Báo cáo về hệ thống cơ sở xay xát, chế biến gạo xuất khẩu của doanh nghiệp (có xác nhận của cơ quan chủ quản).
c. Các doanh nghiệp không đủ điều kiện để tiếp tục làm đầu mối xuất khẩu gạo:
Không có khả năng tìm kiếm thị trường xuất khẩu;
Kinh doanh không có hiệu quả;
Không chấp hành các qui định về thu nộp Ngân sách và các qui định tài chính khác.
Trên cơ sở các tiêu chí trên, Bộ Thương mại sẽ quyết định cụ thể việc điều chỉnh hoặc bổ sung doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo, khi có đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Bộ, cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp.
3. Chế độ báo cáo:
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thực thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Quyết định số 0248/1999/QĐ-BTM ngày 11/3/1999 (hướng dẫn thực hiện Quyết định số 20/1999/QĐ-TTg ngày 13/2/1999 của Thủ tướng Chính phủ). Tổ Thường trực điều hành có trách nhiệm tổng hợp các Báo cáo của doanh nghiệp để báo cáo Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
II. VỀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN:
1. Nhằm giúp Ban Chỉ đạo điều hành có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp cung cầu trên thị trường thế giới và trong nước có biến động, yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng. Báo cáo được gửi tới Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổ Thường trực điều hành trước ngày 5 hàng tháng. Mẫu báo cáo theo phụ lục đính kèm (mẫu số 1).
2. Các doanh nghiệp có đủ điều kiện dưới đây được xét cho phép tham gia nhập khẩu phân bón:
Đăng ký kinh doanh có ngành hàng nhập khẩu phân bón hoặc vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp
Công ty đã đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan quy định.
Có mạng lưới cung ứng phân bón được thành lập theo đúng pháp luật
Tình hình tài chính của Công ty lành mạnh; có khả năng huy động vốn và thanh toán tiền hàng nhập khẩu tối thiểu 50.000 tấn phân bón/năm.
Các doanh nghiệp hội đủ các điều kiện nêu trên, có nhu cầu nhập khẩu phân bón, gửi hồ sơ về Bộ Thương mại, bao gồm:
Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh (do Chủ tịch hoặc PCT tỉnh, thành phố; Lãnh đạo Bộ ký tên và đóng dấu).
Văn bản đề nghị của Công ty (mẫu số 2 đính kèm).
Báo cáo Quyết toán năm 1999 được tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp độc lập xác nhận theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về kiểm toán độc lập.
Báo cáo về hệ thống cung ứng phân bón trong nước (có xác nhận của cơ quan chủ quản).
Đăng ký kinh doanh (bản sao hợp lệ).
Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu (bản sao hợp lệ).
3. Trên cơ sở các điều kiện đã nêu tại mục 2 dẫn trên, Bộ Thương mại sẽ có quyết định cụ thể việc điều chỉnh hoặc bổ sung, hoặc đưa ra khỏi danh sách doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu phân bón khi có đề nghị của UBND tỉnh, thành phố, Bộ, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp
4. Đối với các loại phân bón đặc chủng (phân vi sinh, phân bón qua lá...) trong nước chưa sản xuất và đã được phép sử dụng tại Việt Nam, các doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp được nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Đối với phân hoá học là nguyên liệu để sản xuất phân bón tổng hợp, các doanh nghiệp đã có đăng ký sản xuất, giấy chứng nhận đăng ký chất lượng và nhãn mác sản phẩm theo quy định hiện hành, được trực tiếp nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất.
Bộ Thương mại đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan Trung ương của các Đoàn thể thông báo và chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc thực hiện./.
 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Mai Văn Dâu

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.