• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 02/06/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 02/03/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 15/2000/CT-BGD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2000

 

 

 

 

CHỈ THỊ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm,học thêm.

 

Đểquản lý việc dạy thêm ngoài giờ chính khoá của giáo viên các trường phổ thôngcông lập, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 242/TTg ngày 24 tháng 5năm 1993. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tưliên bộ số 16/TT-LB hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Tiếp đó, Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã có nhiều biện pháp tăng cường chỉ đạo quản lý dạy thêm.

Trongthời gian qua, việc quản lý dạy thêm ở một số địa phương đã đạt được kết quả bướcđầu. Song, nhìn chung việc quán triệt và thực hiện các quy định về dạy thêm,học thêm chưa đạt yêu cầu đề ra. Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan mà Nghịquyết Trung ương 2 đã phê phán, vẫn chậm được khắc phục. Những biểu hiện lệchlạc, tiêu cực trong việc dạy thêm từ tiểu học đến trung học phổ thông và ônluyện thi tuyển sinh không những chưa được ngăn chặn mà ngày càng phổ biến, gâybất bình trong nhân dân.

Họcthêm là một nhu cầu của một bộ phận học sinh và gia đình nhằm mở rộng, nâng caokiến thức. Tuy nhiên, việc học thêm tràn lan với cường độ cao gây nên tìnhtrạng vượt quá sức tiếp thu, giảm thời gian tự học, nghỉ ngơi, vui chơi giảitrí của học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Việc dạy thêm, học thêm trànlan đang gây ra những hậu quả tiêu cực đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của nhândân vào đội ngũ nhà giáo và nhà trường, vi phạm quy định của Luật Giáo dục vềyêu cầu sư phạm của hoạt động giảng dạy, học tập.

Thựctrạng đó có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do sự yếu kém trong công tácquản lý của các cấp quản lý giáo dục. Việc chỉ đạo chấn chỉnh chưa kiên quyết,đồng bộ, chưa kết hợp với việc đổi mới nội dung chương trình, cải tiến thi cử.

Tìnhhình đó đòi hỏi phải có các biện pháp toàn diện để chấn chỉnh, lập lại trật tự,kỷ cương trên lĩnh vực này.

I. Mục đích, yêu cầu của việc tăng cường quản lý dạy thêm, họcthêm.

Hoạtđộng "dạy thêm" nêu trong bản Chỉ thị này là giảng dạy ngoài giờchính khoá cho học sinh phổ thông; giảng dạy ôn luyện thi tuyển sinh các cấpbậc học; giảng dạy các môn tin học, ngoại ngữ ngoài các cơ sở có chức năng đàotạo chuyên ngành, bao gồm dạy thêm thuộc trách nhiệm phục vụ của các trườngphổ thông và dạy thêm theo nhu cầu của người học có thu tiền. Trong thờigian tới, việc quản lý dạy thêm phải đạt mục đích, yêu cầu sau:

Phảitập trung chỉ đạo trong thời gian ngắn nhất khắc phục biểu hiện tiêu cực trongviệc dạy thêm của giáo viên các trường phổ thông công lập theo quy định của Quyếtđịnh 242/TTg. Xử lý kịp thời mọi sai phạm, nhất là việc bắt ép học sinh họcthêm để thu tiền, người cố tình tái phạm phải được xử lý nghiêm khắc, kể cảbuộc thôi việc. Đối với trường ngoài công lập (bán công, dân lập, tư thục),hiệu trưởng phải quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm theo nguyên tắc phục vụhọc sinh.

Quảnlý thống nhất các lớp dạy thêm theo nhu cầu của người học có thu tiền do tổchức hoặc cá nhân mở trong hoặc ngoài trường học và cơ sở giáo dục khác (sauđây gọi tắt là trường học), đảm bảo lợi ích của người học và trách nhiệm của ngườidạy.

II. Các biện pháp tăng cường quản lý.

Đểđề cao trách nhiệm của nhà trường và giáo viên trong việc tổ chức dạy thêm phụcvụ học sinh, đồng thời quản lý chặt chẽ việc dạy thêm theo nhu cầu của ngườihọc có thu tiền trên mọi địa bàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Uỷ ban nhândân các địa phương, các cấp quản lý giáo dục và các trường học triển khai thựchiện tốt các biện pháp sau đây:

1. Quản lý việc dạy thêm thuộc trách nhiệm phục vụ của các trườngphổ thông:

a) Đối với bậc tiểu học:

Tổchức tốt để thu hút tối đa học sinh vào các lớp học 2 buổi/ngày theo nguyệnvọng của gia đình học sinh. Ngoài các môn học đã được Bộ Giáo dục và Đàotạo quy định, việc đưa thêm các môn khác vào giảng dạy trong trường học (họcchính khoá hoặc tự chọn) phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép. Đảm bảo họcsinh được nghỉ 2 ngày mỗi tuần. Không tổ chức dạy thêm trong kỳ nghỉ hè. Các trườnghợp giáo viên nhận trông nom học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình,không được biến thành lớp dạy thêm.

Việcphụ đạo học sinh kém là trách nhiệm của giáo viên dạy chính khoá. Các Sở Giáodục và Đào tạo hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc bồi dưỡng học sinh giỏi.Không thu tiền của học sinh để chi cho việc phụ đạo học sinh kém và bồi dưỡnghọc sinh giỏi. Hiệu trưởng tổ chức, quản lý việc dạy thêm ôn thi tốt nghiệpcho học sinh lớp 5 trong một tháng trước kỳ thi, mỗi tuần không quá 2 buổi, mứcthu tiền theo quy định tại Thông tư liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính số16/TT-LB ngày 13 tháng 9 năm 1993.

Hiệutrưởng trường tiểu học chịu trách nhiệm quản lý việc dạy thêm của giáo viêntheo đúng quy định, chấm dứt tình trạng bắt ép học thêm.

b) Đối với bậc trung học:

Việcphụ đạo học sinh kém là trách nhiệm của giáo viên dạy chính khoá môn đó. Các SởGiáo dục và Đào tạo quản lý chặt chẽ việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Không thutiền của học sinh để chi cho việc phụ đạo học sinh kém và bồi dưỡng học sinhgiỏi. Hiệu trưởng tổ chức, quản lý việc dạy thêm ôn thi tốt nghiệp cho họcsinh lớp cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông trong 2 tháng trước kỳthi, mỗi tuần không quá 3 buổi, mức thu tiền theo quy định tại Thông tư liên BộGiáo dục và Đào tạo - Tài chính số 16/TT-LB nói trên.

Hiệutrưởng các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông chịu trách nhiệm quản lýviệc dạy thêm của giáo viên theo đúng quy định, hạn chế việc cho phép giáo viêndạy thêm có thu tiền cho học sinh do giáo viên đó dạy chính khoá, kiên quyếtchấn chỉnh tình trạng bắt ép học sinh học thêm để thu tiền.

2. Quản lý việc dạy thêm theo nhu cầu của người học trong và ngoàinhà trường:

Ngoàiloại hình dạy thêm thuộc trách nhiệm phục vụ của trường phổ thông nêu trên, cáclớp dạy thêm khác có thu tiền, do tổ chức hoặc cá nhân mở trong hay ngoài trườnghọc, chỉ được hoạt động sau khi đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấpgiấy chứng nhận đăng ký dạy thêm. Việc cho phép dạy thêm phải quántriệt chủ trương kiên quyết chống dạy thêm tràn lan. CácSở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quảnlý việc dạy thêm các môn học thuộc chương trình trung học phổ thông, các PhòngGiáo dục và Đào tạo giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý việc dạy thêm cácmôn học thuộc chương trình trung học cơ sở và tiểu học trên địa bàn.

Trách nhiệm quản lý các lớp dạy thêm theo nhu cầu của người học:

a.Các lớp dạy thêm do giáo viên của trường phổ thông mở trong hoặc ngoài trườngdo hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, người dạy phải đăng ký và đượcsự cho phép, chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục địa phương. Các SởGiáo dục và Đào tạo cho phép dạy thêm theo chương trình trung học phổ thông,các Phòng Giáo dục và Đào tạo cho phép dạy thêm theo chương trình trung học cơsở và tiểu học.

b.Các lớp do giảng viên, giáo viên của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghềnghiệp mở trong hoặc ngoài cơ sở đó để luyện thi tuyển sinh hoặc nâng cao kiếnthức các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông phải đăng ký và được sựcho phép, chịu sự kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo theo chức năng quản lýnhà nước. Các cơ sở giáo dục có giảng viên, giáo viên dạy thêm chịu trách nhiệmphối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc quản lý các lớp dạy thêmnày.

c.Ngoài các lớp nói ở mục a và b, các lớp do tổ chức, cá nhân khác mở để củng cố,nâng cao kiến thức, luyện thi các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thôngphải đăng ký và được sự cho phép, chịu sự kiểm tra của Sở hoặc Phòng Giáo dụcvà Đào tạo theo phân cấp quy định nói trên. Các lớp (trung tâm) dạy tin học,ngoại ngữ do cá nhân hoặc tổ chức (cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục) không cóchức năng đào tạo chuyên ngành môn học đó lập ra phải đăng ký và được sự chophép, chịu sự kiểm tra của Sở Giáo dục và Đào tạo. Những người dạy thêm khôngtổ chức nhiều người học thành lớp mà theo hình thức "gia sư", dạy kèmcặp từng học sinh theo yêu cầu của gia đình, không thuộc loại hình tổ chức dạythêm phải đăng ký xin phép nhưng phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng và nộidung giảng dạy.

Đểquản lý chặt chẽ các loại hình hoạt động giáo dục có thu tiền của người họctrên địa bàn, các Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu để Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố ban hành quy định quản lý cho phù hợp với thực tế địa phương. Cần quyđịnh cụ thể về điều kiện đảm bảo mở lớp (trình độ người dạy, cơ sở vật chất),quản lý thu chi học phí. Thực hiện các quy định tại Nghị định 73/1999/NĐ-CPngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoáđối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đối vớingười mở lớp dạy thêm. Tổ chức hoặc cá nhân mở lớp được hưởng các chính sách ưuđãi và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định tại Nghị định vàcác văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định nói trên. Quy định cụ thể về quy môtối thiểu của lớp dạy thêm bắt buộc phải đăng ký xin phép và thủ tục đăng ký,chế độ thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm. Các Sở Giáo dục và Đào tạo thammưu để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định khung mức học phí, mức thu củatừng lớp theo nguyên tắc thoả thuận trong khung mức đã được quy định. Việccho phép dạy thêm phải lựa chọn những người có trình độ chuyên môn tốt, ưu tiênnhững người có tay nghề giỏi đã hoàn thành tốt công tác được giao, không chophép những người tay nghề yếu được dạy thêm. Đảm bảo việc học thêm là tựnguyện, xử lý thích đáng việc bắt ép học thêm để thu tiền. Xử lý các trường hợpmở lớp trái phép theo quy định tại Điều 108 của Luật Giáo dục.

III. Tổ chức thực hiện.

Đểchấn chỉnh có hiệu quả tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, Bộ Giáo dục vàĐào tạo đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục và Đàotạo phối hợp với các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các cấp khẩn trươngtriển khai thực hiện chủ trương này. Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào sẽ có cácgiải pháp đồng bộ nhằm góp phần khắc phục nguyên nhân của tình trạng dạy thêm,học thêm tràn lan. Kết hợp việc giáo dục động viên lương tâm trách nhiệm củanhà giáo với biện pháp quản lý công chức.

CácSở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để triểnkhai thực hiện Chỉ thị này đến cơ sở. Việc tiếp nhận đăng ký và cho phép mở lớpphải được giải quyết nhanh gọn, tránh phiền hà. Phối hợp với Uỷ ban nhân dâncấp huyện và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra tình hình dạy thêm, họcthêm trên địa bàn, xử lý những người hành nghề trái phép hoặc được phép mở lớpnhưng không đảm bảo chất lượng giảng dạy, trình độ người dạy và cơ sở vật chấttheo đăng ký. Tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân, kịp thời xem xét,giải quyết và trả lời những khiếu nại, tố cáo về vấn đề dạy thêm, học thêmthuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.

Thanhtra Giáo dục chủ trì phối hợp với các Vụ Tiểu học, Trung học phổ thông, Giáodục thường xuyên, Đại học và các cơ quan liên quan đôn đốc việc triển khai,kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị này ở các địa phương, định kỳ báo cáo kếtquả.

Chỉthị này có hiệu lực thực hiện sau 15 ngày kể từ ngày ký, các quy định đã banhành trước đây trái với Chỉ thị này đều bãi bỏ.

Chỉthị này cần được phổ biến rộng rãi trong toàn ngành, các bậc cha mẹ học sinh,tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của ngành, động viên sự hưởngứng của nhân dân và giáo giới để thực hiện có hiệu quả từ cơ sở. Trong quátrình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, cần báo cáo với Bộ Giáo dục vàĐào tạo để kịp thời giải quyết./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Minh Hiển

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.