• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 27/09/1980
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 10-TC/VP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 27 tháng 9 năm 1980

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc lập sổ thuế và thu thuế nông nghiệp năm 1981

_____________________________

 Thi hành Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VI và Nghị quyết số 26/NQ/TƯ của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu chính sách thuế nông nghiệp, phù hợp với tình hình mới, Hội đồng Chính phủ đang chuẩn bị để trình Quốc hội ban hành điều lệ thuế nông nghiệp thi hành thống nhất cho cả nước. Vì điều lệ thuế nông nghiệp là một chính sách lớn, một luật của Nhà nước phải được Quốc hội thông qua, do đó thời gian ban hành điều lệ mới để làm căn cứ lập bộ thuế năm 1981 so với thời vụ ở nhiều địa phương, sẽ chậm.

Trong khi chờ Quốc hội ban hành luật về thuế nông nghiệp mới, để việc thu thuế nông nghiệp kịp thời vụ, nhất là ở những địa phương, năm thuế nông nghiệp bắt đầu từ 1 tháng 12 năm trước đến 31/11 năm sau, đồng thời chuẩn bị điều kiện cần thiết để thực hiện chính sách thuế nông nghiệp mới khi được ban hành, Bộ Tài chính yêu cầu Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, và đặc khu trực thuộc Trung ương cho tiến hành ngay một số việc như sau:

I/ Nắm cụ thể tình hình sử dụng ruộng đất ở địa phương, bao gồm tên họ người sử dụng ruộng đất (chủ hộ), diện tích ruộng đất, đẳng hạng của ruộng đất được biểu hiện bằng sản lượng bình quân trên 1 đơn vị diện tích. Đó là những yếu tố rất quan trọng để lập bộ thuế hàng năm, theo điều lệ hiện hành cũng như theo điều lệ mới sẽ ban hành.

Việc làm trên đây không được tiến hành tốt và chỉ đạo chặt chẽ, thì không thể thực hiện được tốt chính sách thuế một cách công bằng hợp lý.

Trong khi chưa thể tiến hành đo đạc và phân hạng ruộng đất theo một kế hoạch thống nhất trong cả nước, để nắm một cách chính xác ruộng đất của từng hộ (cá nhân, tập thể,  quốc doanh ...) cần phải tiến hành một số việc cụ thể như sau:

1/ Tổ chức việc kê khai và ghi sổ tình hình ruộng đất và mỗi hộ đang sử dụng:

Yêu cầu đối với việc kê khai và ghi sổ là bảo đảm cho Nhà nước nắm được đầy đủ đúng sự thật, diện tích ruộng đất, độ màu mỡ, điều kiện sản xuất của ruộng đất và ruộng đất ấy thuộc về ai sử dụng; trên cơ sở đó mà có biện pháp hướng dẫn giúp đỡ và chỉ đạo sản xuất, thực hiện việc quản lý của Nhà nước. Đây là một công tác lớn và phức tạp, vì vậy trước mắt phải tiến hành có trọng điểm, chú trọng vào những nơi còn man khai diện tích nhiều, những nơi việc làm sổ bộ thuế còn nhiều khó khăn. ở những nơi nếu xét diện tích sản lượng đã ghi trong bộ thuế không có chênh lệch lớn thì sẽ làm sau.

Cần phải giải thích tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ lợi ích và sự cần thiết của việc Nhà nước phải quản lý ruộng đất, giúp đỡ và chỉ đạo nông nghiệp để mọi người kê khai đầy đủ thật thà, diện tích năng suất bình quân đạt được của ruộng đất.

2/ Tổng hợp các tờ khai, đối chiếu với số liệu đã kiểm kê trên từng cánh đồng, và số liệu mà chính quyền và cán bộ có trách nhiệm nắm được, đánh giá chất lượng của từng tờ khai. Cụ thể là về diện tích và sản lượng kê khai như vậy đã đúng chưa ? Nếu xét là chưa đúng thì hướng dẫn cho từng hộ khai lại.

Trường hợp diện tích kê khai vẫn chênh lệch nhiều so với số liệu đã kiểm kê và tình hình đã nắm được, thì phải tiến hành đo đạc kiểm tra một số ruộng đất, chú trọng những hộ có nhiều ruộng đất man khai, qua đó mà động viên những người khác kê khai đầy đủ và thật thà. Nếu còn có những người ngoan cố không kê khai đầy đủ, thì tổ chức đo và giao cho họ đủ số diện tích họ kê khai, số còn lại cấp Uỷ và Chính quyền địa phương bố trí sử dụng.

Về năng suất và sản lượng bình quân, có thể đạt được trên từng loại ruộng đất; để phát huy tác dụng của chính sách khuyến khích thâm canh, tăng vụ ... khi xác định năng suất và sản lượng bình quân, cần phải xét chi phí lao động và vật chất để đạt được năng suất ấy. Trên một đơn vị diện tích đều đặt năng suất bằng nhau, ruộng đất phải chi phí lao động và vật chất nhiều là loại ruộng đất xếp hạng thấp hơn nơi chi phí lao động và vật chất ít (cùng đạt 3 tấn thóc/1ha/1năm, thì ruộng làm hai vụ xấu hơn nhiều so với rộng chỉ làm một vụ ... ).

Trong khi chưa tiến hành được việc phân tích độ màu mỡ và điều kiện sản xuất của ruộng đất một cách đầy đủ, khoa học, trước mắt cần chú trọng những nơi vì lý do này hay lý do khác, sản lượng tính thuế so với thực tế quá thấp hoặc cao quá. Nếu xét năng suất và sản lượng kê khai so với thực tế không chênh lệch nhiều thì ghi nhận.

Trường hợp chủ hộ kê khai thấp hơn nhièu so với thực tế, thì giải thích và hướng dẫn cho họ kê khai lại. Nếu chủ hộ vẫn không kê khai thật thà, thì phải đưa ra quần chúng nông dân nhận xét và phân tích. Dựa vào ý kiến của quần chúng và số liệu điều tra, thống kê được, chính quyền xã xác định sản lượng để báo cho chủ hộ và báo cáo lên cấp trên.

3/ Tổ chức tốt việc chỉ đạo kiểm tra, xét duyệt của cấp trên (cấp tỉnh và cấp huyện) về diện tích và sản lượng tính thuế năm 1981, so với số liệu thống kê về ruộng đất đã tiến hành năm 1978 và qua thực tế đã kiểm tra ở nhiều nơi thì diện tích tính thuế và sản lượng tính thuế nói chung là rất thấp. Tuy nhiên, trong từng tỉnh, trong từng huyện có nhiều nơi làm tốt. ở những nơi ấy, cán bộ và đảng viên gương mẫu, cán bộ có trách nhiệm quyết tâm, cấp trên trực tiếp (cấp huyện) chỉ đạo chặt chẽ. Yêu cầu đối với những nơi này, là phải hướng dẫn, bày vẽ cách làm.

Bên cạnh những nơi làm tốt, có nhiều nơi bỏ sót: hộ nộp thuế, diện tích chịu thuế, sản lượng tính thuế ... gây thất thu thuế rất lớn. Mặt khác, lại miễn giảm tràn lan, không nắm cụ thể và kiên quyết đấu tranh chống chây ỳ thuế. Đối với những nơi này, cấp trên phải hết sức giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ đạo. Phải tuyên truyền giải thích rộng rãi cho nhân dân hiểu rõ chính sách và nghĩa vụ của mọi người, đề cao luật pháp của Nhà nước, kỷ luật của Đảng, vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên, để làm tốt những việc nói trên, tiếp theo đó là nộp thuế theo chính sách cho Nhà nước.

Để bảo đảm việc nắm diện tích, năng suất và sản lượng tính thuế, sát với thực tế hơn và biết rõ ai là người nộp thuế (chủ hộ) trong từng huyện, trong từng tỉnh, việc chỉ đạo, kiểm tra và xét duyệt của cấp trên có một tác dụng rất lớn. Từng tỉnh hoặc thành phố, từng huyện, trên cơ sở đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của từng nơi, phải huy động một lực lượng cán bộ (được bồi dưỡng về nghiệp cần thiết) về hướng dẫn giúp đỡ cho những nơi yếu, những nơi quan trọng. Các thôn ấp có khó khăn thì cấp xã phải có người về giúp đỡ, cấp xã, cấp huyện có khó khăn thì cấp tỉnh phải giúp đỡ, cấp tỉnh có khó khăn thì Trung ương phải hướng dẫn giúp đỡ.

Những việc trên đây được làm tốt, vừa góp phần đẩy mạnh việc hoàn thành nhiệm vụ thu thuế năm 1980, vừa tạo điều kiện để tính nhiệm vụ thu thuế năm 1981, giao nhiệm vụ nộp thuế cho từng hộ sử dụng ruộng đất.

II/ Đẩy mạnh công tác thu thuế năm 1980, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và chuẩn bị thu thuế năm 1981 kịp thời vụ nhất là ở những nơi, năm thuế nông nghiệp bắt đầu từ 1/12 sắp tới:

Hiện nay các nơi đang tiếp tục phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ thuế năm 1980. ở các tỉnh miền Bắc và nhiều tỉnh ở khu 5 cũ, năm thuế nông nghiệp bao gồm thuế vụ chiêm xuân và các vụ tiếp theo trong năm. Như vậy trước mắt những tỉnh này tiếp tục thu thuế vụ chiêm xuân và chuẩn bị thu thuế vụ mùa năm 1980.

ị các tỉnh khác nhất là ở B2 cũ, năm thuế nông nghiệp bắt đầu từ 1/12 năm trước và kết thúc vào ngày 30/11 năm sau. Hiện nay các tỉnh này đang đẩy mạnh thu thuế 1980 còn lại trong dịp thu hoạch vụ hè thu cho đến hết tháng 11/1980; đồng thời phải khẩn trương chuẩn bị để thu thuế năm 1981 kịp thời vụ, tiếp liền theo đó.

Một vấn đề đặt ra là, trong khi chưa có điều lệ thuế nông nghiệp mới, ở những địa phương đến thời vụ thu thuế, thì tính thuế và thu thuế theo chính sách nào? Về pháp chế của Nhà nước , trong khi chưa có quyết định có thẩm quyền mới, thì chính sách hiện hành là chính sách phải được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh. Trong khi Quốc hội chưa phê chuẩn và ban hành điều lệ thuế nông nghiệp mới, thì đối với dân, đối với chính quyền các cấp, điều lệ thuế nông nghiệp hiện hành là điều lệ có hiệu lực.

Vì vậy việc tính thuế, giao nhiệm vụ nộp thuế cho dân tổ chức thu thuế phải theo chính sách đã ghi rõ trong điều lệ hiện hành. Cố nhiên, phải chống khai sụt diện tích, sản lượng tính thuế, chống chây ỳ, chống miễn giảm tràn lan, bằng cách tiến hành việc kê khai ghi sổ về diện tích, sản lượng, và chủ hộ cho đầy đủ, đúng sự thật. Căn cứ vào diện tích, sản lượng tính thuế đã được xác định cho từng hộ, và theo chính sách hiện hành Uỷ ban Nhân dân xã tính nhiệm vụ thuế của từng hộ, trình cấp trên xét duyệt để giao mức thuế phải nộp cho từng hộ và tiến hành tạm thu kịp thời vụ. Để tranh thủ thời gian Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện cần cử cán bộ về hướng dẫn giúp đỡ và kiểm tra việc lập sổ thuế ở xã, thôn ấp. Nếu xét không có sai sót lớn thì tạm giao nhiệm vụ cho cán bộ và tiến hành thu.

Sau này khi Quốc hội ban hành chính sách mới, thì ở những nơi chưa đến thời vụ thu thuế sẽ tính nhiệm vụ thuế theo chính sách mới (chủ hộ, diện tích sản lượng tính thuế đã nắm rồi), và thu thuế theo chính sách mới.

ị những nơi đã tính thuế, giao nhiệm vụ cho dân theo điều lệ cũ và đã tạm thu thuế vụ mùa thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể đề nghị Chính phủ xét để quyết định có thay đổi nhiệm vụ thuế năm 1981 đối với các hộ theo điều lệ mới hay không thay đổi (nếu xét việc thay đổi gây nhiều phiền phức và không đưa lại lợi ích nhiều).

III/ Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng, của Chính quyền và tăng cường tổ chức chuyên trách về công tác thuế và quản lý ruộng đất ở các cấp:

Thuế nông nghiệp là 1 chính sách lớn của Đảng của Nhà nước. Nó có nhiệm vụ động viên nông dân đóng góp 1 cách công bằng hợp lý cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một nguồn thu bằng hiện vật lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp rất quan trọng của Nhà nước; việc thực hiện chính sách thuế phải có tác dụng khuyến khích thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích và góp phần tăng cường quản lý của Nhà nước về việc sử dụng ruộng đất.

Để bảo đảm yêu cầu nói trên, công tác này phải được sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp Uỷ và chính quyền trong việc chuẩn bị cũng như trong quá trình thực hiện chính sách. Một mặt khá vì nó là một công tác lớn và phức tạp để chỉ đạo và kiểm tra được chặt chẽ và hiệu lực, phải có tổ chức giúp việc, bao gồm những cán bộ có tinh thầnh trách nhiệm cao, được bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết và tích luỹ được những kinh nghiệm trong thực tế công tác ở các cấp. Số cán bộ như vậy, chúng ta chưa có sẵn, mà phải kiến quyết chọn người, giao trách nhiệm, bày vẽ cách làm và chuyên môn hoá cán bộ, tạo điều kiện để anh chị em đi sâu vào công tác của mình, đầu lạ sau quen, lúc đầu còn lúng túng sau đó sẽ thành thạo.

Chúng tôi đề nghị cấp Uỷ và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh và thành phố cố gắng bố trí vào cấp tỉnh, cấp huyện một số cán bộ để làm, kiên quyết không thay đổi công tác của những cán bộ này, trừ khi họ không có tư cách và năng lực để làm nhiệm vụ. ở cấp xã, phải phân công cụ thể giữa Chủ tịch và các phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân và có cán bộ, có khả năng về công tác này chuyên trách, gắn liền với công tác quản lý ruộng đất. ở những nơi nông dân chưa đi vào làm ăn tập thể, sản xuất cá thể còn nhiều, càng phải tăng cường cán bộ thuế ở cấp xã và bố trí cán bộ thuế ở thôn, ấp. Để tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ làm công tác thuế, phải thực hiện tốt chính sách thù lao, nhằm khuyến khích cán bộ đi sâu vào nắm ruộng đất, nắm chủ hộ sử dụng ruộng đất, phải giải thích và động viên quần chúng làm nghĩa vụ, phát hiện và đấu tranh chống trốn thuế, lậu thuế, chây ỳ thuế.

Có tổ chức và lực lượng cán bộ chuyên trách biết làm và ngày càng thành thạo là điều kiện không thể thiếu được để phục vụ việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của cấp Uỷ và Uỷ ban Nhân dân. Chúng tôi đề nghị cấp Uỷ và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương cố gắng dành cán bộ có năng lực và đủ số lượng cho Ty, Sở Tài chính và Ban Tài chính giá cả ở cấp huyện để làm công tác này. ở những nơi thật sự có khó khăn vì thiếu cán bộ, Bộ Tài chính sẽ hết sức giúp đỡ./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Hoàng Anh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.